Thứ Năm, 14/05/2015 06:36

Biển đổi khí hậu phá hủy nhiều di sản thiên nhiên thế giới

Một báo cáo mới từ liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, số lượng các di sản thiên nhiên thế giới đang bị tổn hại và có nguy cơ bị phá hủy do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong vòng 3 năm.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Núi Kilimanjaro - một kỳ quan thiên nhiên có nguy cơ bị phá hủy do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu. Ảnh: The guardian

Trong đó có rất nhiều quần thể di sản thiên nhiên nổi tiếng trải dài từ Quần đảo Galapagos đến khu vực Amazon và những địa điểm khác bao gồm các hang đá vôi ở Hungary, Slovakia các khu bảo tồn bướm hoàng gia ở Mexico....

Ngoài ra, các rạn san hô được mệnh danh là lớn nhất bán cầu bắc tại khu vực từ Seychelles tới Belize cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, do tác hại của nền nhiệt nước biển đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự nóng lên toàn cầu đã làm diện tích các dòng sông băng trên núi thu hẹp nhanh chóng.

Thêm vào đó, các hệ sinh thái khác như vùng đất ngập nước nhiệt đới Everglades đang chịu những tác động mạnh mẽ do sự xâm nhập ngày càng sâu của nước biển. Bão, sóng thần và nhiều hiện tượng tự nhiên cũng được xem làm một trong những tác nhân làm nặng nề thêm các thảm họa này, khi nhiều hòn đảo đã bị ngập sâp trong nước và hàng chục địa điểm khác đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất vĩnh viễn, nhiều cánh rừng đã bị tàn phá nặng nề và khó có thể khôi phục lại nguyên trạng do bị lửa thiêu rụi.

Phát biểu trước báo giới truyền thông tại Hội nghị lần thứ 23 của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23), ông Inger Andersen, giám đốc IUCN tuyên bố: “ Bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và chính phủ các nước đã tham gia ký kết thỏa thuận chung Paris”.

Biến đổi khí hậu là tác nhân chính đang phá hủy 1/3 trong số 241 di sản thiên nhiên thế giới. Trong trường hợp sự nóng lên toàn cầu diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch địa phương nói riêng và quốc tế nói chung.

Nhận thấy tầm quan trọng của các di sản thiên nhiên thế giới trong công cuộc phát triển kinh tế, các quốc gia cần nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch và biện pháp, nhằm ngăn chặn và đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, trước khi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.