Thứ Ba, 30/06/2015 08:27

Những sắc màu không cũ

Chỉ còn 4 tháng nữa, Festival Huế lần thứ X - 2018 chính thức khai hội và hứa hẹn “không cũ” với điểm nhấn: Huế - 1 điểm đến 5 di sản.

Festival Huế 2018 quy tụ 20 đoàn nghệ thuật quốc tếCông bố poster và chủ đề của Festival Huế 2018Từ Festival Huế đến Huế FestivalThành công Festival Huế 2016 có sự đóng góp không nhỏ của các đơn vị bảo trợ thông tinFestival Huế 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày, đêm

Áo dài kể tích xưa. Ảnh: Trần Như Đăng Tuyên

Tự hào “Văn hiến kinh kỳ”

Khởi nguồn từ “Liên hoan Gặp gỡ Huế 1992”, Festival Huế lần thứ X – 2018 một lần khẳng định thương hiệu khi tiếp tục gắn với các sự kiện lịch sử - văn hóa của tỉnh: 50 năm tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân; 230 năm sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân; 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; 15 năm Âm nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Diễn ra từ 27/4 – 2/5, Festival Huế lần thứ X - 2018 là sự kế thừa và khẳng định thành công của các kỳ Festival trước đó, với chủ đề xuyên suốt “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Di sản văn hóa triều Nguyễn tự hào có 5 di sản văn hóa được UNESCO công nhận (Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc, Mộc bản, Châu bản và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế) và Festival Huế 2018 là cơ hội để Thừa Thiên Huế giới thiệu với bạn bè quốc tế về “Huế: 1 điểm đến 5 di sản”.

“Văn hiến Kinh kỳ” là một trong những điểm nhấn của Festival Huế 2018, phô diễn những giá trị độc đáo, riêng có của 5 di sản văn hóa Cố đô Huế. Sử dụng chất liệu nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, kết hợp với những thủ pháp nghệ thuật trình diễn độc đáo, “Văn hiến Kinh kỳ” kể về hành trình thống nhất giang sơn, xây dựng Cố đô Huế và đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường trong khu vực của một triều đại. Sự hùng cường ấy chính là sự toàn vẹn về lãnh thổ và có nền văn hiến truyền thống được chắt chiu kế tục qua bao đời. Để rồi đến thời nhà Nguyễn, những giá trị văn hóa tinh thần ấy được đưa lên đỉnh cao, với Nhã nhạc trở thành điển chế và thơ văn trên kiến trúc cung đình là đại diện cho tiếng nói của dân tộc…

Từ Festival Huế, đời sống nghệ thuật của người dân dược nâng lên. Ảnh: Bảo Minh

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định: "Cố gắng tôn vinh được những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc, chúng tôi đang dồn sức luyện tập để “Văn hiến Kinh kỳ” thực sự là câu chuyện hấp dẫn tái hiện niềm tự hào của một vùng đất di sản. Sau Festival, đây sẽ là sản phẩm dịch vụ bổ sung cho Đại Nội mở cửa đón khách về đêm".

Thân thiện đón chờ

Hiệu quả kinh tế trực tiếp cho Thừa Thiên Huế từ mỗi kỳ festival là vấn đề còn phải tính. Điều hiển nhiên đã thấy là mỗi dịp festival về, người dân địa phương lại có thêm cơ hội để tiếp cận, làm quen và thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo mang dấu ấn nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đời sống tinh thần của người dân theo đó được nâng cao hơn, văn hóa Huế được giới thiệu và giao lưu rộng rãi hơn nhiều dòng văn hóa khác. Kỳ Festival Huế tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục tinh chọn và mời những đoàn nghệ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật của mỗi quốc gia và những đại diện tiêu biểu cho các vùng văn hóa trong nước.

Festival Huế là cơ hội để thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật độc đáo. Ảnh: VĐN

Mặc dù qua nhiều kỳ tổ chức thành công, vẫn có ý kiến cho rằng Festival Huế gồm những món ngon nhưng chưa đắt khách. Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2018, nhìn nhận: "Đúng là có ý kiến như vậy khi nói về các chương trình nghệ thuật của các kỳ Festival Huế. Mỗi người đều có nhận xét của riêng mình, có quyền phán xét, đánh giá, chê bai hay khen ngợi. Festival Huế 2018, với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, như: Văn hiến Kinh kỳ, liên hoan Hát Chầu văn, đêm nhạc Trịnh Công Sơn, trình diễn áo dài và các nghệ thuật đường phố rực rỡ sắc màu văn hóa đến từ các quốc gia… chắc chắn sẽ có nhiều điều đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn chờ đón du khách trải nghiệm. Festival Huế 2018 tiến tới thương hiệu quốc tế là dịp để bạn bè khắp năm châu tụ hội, trình diễn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mình; từ đó, mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị, cùng xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng trên nền tảng văn hóa đa sắc màu".

Lại nhớ lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã nói ở Festival Huế 2016 – kỳ đầu tiên trên “ghế nóng” Trưởng ban Tổ chức: “Chúng ta không nên nói đến chuyện có gì tiếc nuối hay không, vì tất cả đều là sự cống hiến. Khi chúng ta nỗ lực hết trái tim mình thì kết quả sau cùng hãy để công chúng đánh giá và thể hiện sự buồn vui của họ. Tôi mong muốn tất cả chúng ta hãy cùng tham gia Festival Huế vui vẻ, thân thiện và gặt hái được những gì tốt đẹp nhất”.

ĐỒNG VĂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đêm giao thừa rực rỡ sắc màu
Để đêm giao thừa rực rỡ sắc màu

Những ngày cuối tháng Chạp, khi những chuyến xe hoa bắt đầu nhộn nhịp, tranh thủ trời tạnh ráo, mọi người tất bật mua sắm tết, những cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cũng khẩn trương với công việc bảo quản, bảo dưỡng pháo chuẩn bị cho công tác bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Tô điểm sắc màu tết Huế
Tô điểm sắc màu tết Huế

Cùng với công tác chỉnh trang và lập lại trật tự đô thị dịp giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, để phục vụ nhu cầu thưởng thức, vui chơi giải trí của người dân và du khách dịp tết cổ truyền, TP. Huế tổ chức Hội Xuân 2023 và các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân trên địa bàn.

“Kỹ nghệ” Festival Huế
“Kỹ nghệ” Festival Huế

Sau sứ mệnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Festival Huế đang thực hiện vai trò lớn lao hơn của mình là góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Sắc màu Rú Chá
Sắc màu Rú Chá

Nằm ở hạ nguồn sông Hương, Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm đang tồn tại ở phá Tam Giang.

Chuyện từ lễ hội
Chuyện từ lễ hội

Lễ hội lồng đèn là một trong rất nhiều những cuộc trưng bày, triển lãm, trình diễn đã được cất công đầu tư tổ chức trong khuôn khổ Festival Huế.