Thứ Bảy, 18/07/2015 06:48

Lo ngại lớn nhất của thế giới là biến đổi khí hậu

Theo báo cáo gần đây nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 17/1, các quan chức cấp cao khẳng định mối đe dọa lớn nhất của thế giới vào thời điểm hiện tại là biến đổi thời tiết theo hướng cực đoan.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Thiệt hại về kinh tế từ thảm họa tự nhiên và thảm họa do con người gây ra ước tính lên đến 306 tỷ USD. Ảnh: CNBC

Trong thời gian gần đây, những rủi ro kinh tế như sụp đổ thị trường, khủng hoảng tài chính và thất bài tài chính nói chung đã không còn là những thách thức đáng lo ngại, thay vào đó là các nguy cơ tiềm ẩn đến từ biến đổi khi hậu toàn cầu. Theo nhận định từ Hội nghị thường niên Diễn đàn WEF, 3 trong số 5 rủi ro có thể xảy ra trong năm 2018 sẽ bao gồm: môi trường – thời tiết khắc nghiệt, thiên tai và tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Vào năm 2017, thiệt hại về kinh tế từ thảm họa tự nhiên và thảm họa do con người gây ra ước tính lên đến 306 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hàng loạt cơn bão lịch sử. Tuy nhiên, con số về mức độ thiệt hại này thậm chí vẫn chưa đủ để nắm bắt toàn bộ hậu quả mà con người phải gánh chịu.

Nhìn chung, các quốc gia phát triển ghi nhận mức độ thiệt hại cao hơn khi phần lớn cơ sở hạ tầng đều bị phá hủy, trong khi  khu vực Nam Á, Đông Nam Á buộc phải chứng kiến hàng loạt người thiệt mạng do ảnh hưởng từ lũ lụt và tại những khu vực nghèo trên thế giới, các nước thường bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Quartz)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

WEF Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới
WEF: Chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất trên thế giới

Trong ấn bản mới nhất của Báo cáo rủi ro toàn cầu, được phát hành trước thềm Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, tổ chức này dự báo, thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều trường hợp tăng giá, những lo ngại về chi phí sinh hoạt, cũng như các lệnh cấm xuất khẩu.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.