Chủ Nhật, 06/09/2015 14:46

FAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Nạn đói và mất an ninh lương thực gia tăng do xung đột và những thách thức về khí hậu tiếp tục gây ra những đau khổ cho các nhóm dân cư ở những khu vực khác nhau trên thế giới, buộc họ phải phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, theo một báo cáo mới của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp quốc (FAO).

LHQ tìm kiếm 1,06 tỷ USD xây “bức tường lửa chống nạn đói”Số người đói trên thế giới tăng lên 815 triệu ngườiFAO kêu gọi chung tay hạn chế sự lây lan của bệnh suy dinh dưỡngFAO: Giá lương thực toàn cầu tăng tháng thứ 3 liên tiếpFAO cảnh báo tình trạng đói nghèo toàn cầu gia tăng trở lại

 Một khu đất nông nghiệp khô cằn ở thành phố Sagaing, Myanmar. Ảnh: FAO

Theo báo cáo về Triển vọng Lương thực, Thực phẩm Thế giới do Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp quốc (FAO) công bố, nhu cầu hỗ trợ lương thực từ bên ngoài tại 37 quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc những cú sốc khí hậu bất lợi vẫn không thay đổi, so với tình hình 3 tháng trước đó.

FAO cho rằng: "Nội chiến và mất an ninh là những lý do trực tiếp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao ở 16 trong số các quốc gia nói trên, từ Burundi đến Yemen. Xung đột đang làm hàng triệu người phải di dời, cản trở các hoạt động nông nghiệp và trong nhiều trường hợp cũng làm cho giá lương thực cơ bản tăng mạnh".

Đồng thời, lượng mưa không đầy đủ và thất thường cũng đang đặt ra mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh lương thực ở phía nam và đông châu Phi, nơi nhiều hộ gia đình nông thôn bị ảnh hưởng bởi 4 mùa nông nghiệp chịu hạn hán liên tiếp.

Báo cáo của FAO liệt kê 37 quốc gia sau đây đang cần viện trợ lương thực từ bên ngoài: Afghanistan; Burkina Faso; Burundi; Cameroon; Cộng hòa Trung Phi; Chad; Congo; CHDCND Triều Tiên; Cộng hòa Dân chủ Congo; Djibouti; Eritrea; Ethiopia; Guinea; Haiti; Iraq; Kenya; Lesotho; Liberia; Libya; Madagascar; Malawi; Mali; Mauritania; Mozambique; Myanmar; Niger; Nigeria; Pakistan; Sierra Leone; Somalia; Nam Sudan; Sudan; Swaziland; Syria; Uganda; Yemen; và Zimbabwe.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan
Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan

Sau đợt nghỉ tết dài ngày, lượng người đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng. Các bệnh phần lớn liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, huyết áp… Lực lượng y, bác sĩ khá vất vả để xử lý và phân luồng điều trị.