Thứ Hai, 12/10/2015 15:22

Cậy nhờ người máy

Nhà dưỡng lão Shin-tomi tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản đang sử dụng khoảng 20 mẫu robot khác nhau để chăm sóc người già.

Chính phủ Nhật Bản hy vọng đây sẽ là mô hình tận dụng khả năng của robot để giúp giải quyết tình trạng dân số già và lực lượng lao động sụt giảm.

Cho phép robot chăm sóc người già - một công việc được xem là cần có bàn tay con người - có thể là ý tưởng gây sốc đối với phương Tây. 

Thế nhưng, nhiều người Nhật có cái nhìn tích cực về robot, phần lớn là do chúng được giới truyền thông mô tả là thân thiện và có ích. 

"Những robot này rất tuyệt. Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người sống một mình, vì vậy robot có thể trở thành người tâm tình và khiến cuộc sống của họ vui vẻ hơn" - cụ ông Kazuko Yamada, 84 tuổi, nói sau khi tham gia một khóa luyện tập với robot Pepper của Công ty SoftBank Robotics Corp. 

Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố cản trở sự phổ biến của robot chăm sóc người già, như chi phí cao, sự an toàn và những nghi ngờ về tính hữu ích, thân thiện của robot.

Cậy nhờ người máy - Ảnh 1.

Cư dân của một nhà dưỡng lão tại Nhật tập thể dục theo robot. Ảnh: REUTERS

Bất chấp những cố gắng của Tokyo trong việc cho phép nhân công nước ngoài tham gia dịch vụ chăm sóc người già, những trở ngại trong ngành nghề này vẫn tồn tại, nổi bật là những kỳ thi bằng tiếng Nhật. 

Tokyo cũng tạo ra loại thị thực chăm sóc điều dưỡng vào năm 2016 nhưng đến cuối năm 2017 chỉ mới có 18 người nước ngoài được cấp. 

Chính vì vậy, Nhật Bản đã tài trợ việc phát triển robot để hỗ trợ tình trạng thiếu hụt khoảng 380.000 nhân công vào năm 2025, đồng thời nhắm đến mục tiêu lớn hơn: xuất khẩu robot đến những quốc gia đang hoặc sắp đối mặt thách thức nhân khẩu học tương tự, như Đức, Trung Quốc, Ý…

Theo NLD

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.