Thứ Bảy, 24/10/2015 17:15

“Hương xưa làng cổ” chuẩn bị đón khách

Nằm trong chuỗi các hoạt động Festival Huế lần thứ X, năm 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản”, Lễ hội “Hương xưa làng cổ” với điểm nhấn là làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền sẽ tái hiện không gian văn hóa của ngôi làng cổ với các hoạt động mang tính cộng đồng đặc sắc với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn…

Kích cầu du lịch Phước Tích sau “Hương xưa làng cổ”Giữ lửa nghề xưaKhai mạc Lễ hội “Hương xưa làng cổ- Du lịch cộng đồng”Hơn 10.000 lượt khách đến với “Hương xưa làng cổ” 2016Thân thuộcNết làngĐiền Lộc hưởng ứng Festival Huế 2016

Hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện lễ hội văn hóa này đang được gấp rút để chào đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Những ngày này, tại Làng cổ Phước Tích, điểm đến chính nằm trong lễ hội “Hương xưa làng cổ”, người dân nơi đây đang gấp rút chỉnh trang lại nhà cửa để chào đón du khách. Qua 7 kỳ diễn ra lễ hội, kinh nghiệm đúc rút để làm tốt hơn vai trò của chủ nhà luôn được người dân chú trọng nhằm quảng bá, giới thiệu đến du khách những nét văn hóa tiêu biểu của ngôi làng có lịch sử hình thành trên 500 năm được Bộ VH-TT-DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Nơi trưng bày những sản phẩm làng gốm Phước Tích

Ông Lê Trọng Diễn- người dân thôn Phước Phú- Làng cổ Phước Tích xã Phong Hòa chia sẻ “Qua 7 kỳ tổ chức lễ hội, gia đình tôi cũng như người dân địa phương rất vui mừng khi có dịp giới thiệu nét đặc trưng của làng quê mình đến du khách gần xa, lễ hội lần này, mọi người háo hức lắm, khắp nơi quanh làng đang cùng nhau chỉnh trang nhà cửa, đường làng để đón khách”

Ngoài việc giám sát, đúc thúc triển khai các công việc theo kế hoạch thì công tác vận động, hướng dẫn bà con đón tiếp du khách, sắp xếp và trang trí nhà cửa được chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu nhằm hạn chế những sai sót không đáng có khi diễn ra lễ hội. Đến với làng cổ Phước Tích, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến người dân trình diễn nghề làm gốm truyền thống, những sản phẩm làm từ gốm của người dân Phước Tích đang trở thành những món quà lưu niệm độc đáo được nhiều du khách yêu thích.

Nghề điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên sẽ được quảng bá tại lễ hội  "Hương xưa làng cổ"

Làng cổ Phước Tích ngoài việc được biết đến với nghề làm gốm truyền thống nổi tiếng, còn là địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều ngôi nhà rường cổ cùng những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa đặc trưng. Trong khuôn khổ lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian ra nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: “Lễ hội Hương xưa làng cổ sẽ diễn ra từ ngày 29- 1/5/2018, trong khuôn khổ lễ hội Festival Huế 2018. Tại đây, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian diễn ra như: Lễ tế Kỳ phước, Lễ hội cờ chòi, đua ghe, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co...

Bên cạnh đó, du khách được tham quan làng nghề và xem quảng diễn nghề truyền thống gốm làm các loại bánh lá, tham gia làm sản phẩm gốm Phước Tích; cùng chạm trổ với các nghệ nhân điêu khắc Mỹ Xuyên; đồng thời chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương, tham quan các làng nghề như: rượu Phong Chương, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, triển lãm ảnh giới thiệu về mảnh đất và con người Phong Điền…

Những sản phẩm làng gốm cổ Phước Tích được trưng bày để du khách có thể chọn mua

Đến với lễ hội “Hương xưa làng cổ”, du khách và người dân sẽ hiểu hơn những giá trị văn hóa, lịch sử của làng cổ Phước Tích, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn di sản, từng bước đưa làng cổ Phước Tích trở thành điểm du lịch về nguồn hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Cố đô”.

Lễ hội “ Hương xưa làng cổ” huyện Phong Điền năm 2018 là dịp tái hiện không gian văn hóa của ngôi làng cổ với các hoạt động mang tính cộng đồng đặc sắc, bên cạnh đó là cơ hội để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Phong Điền đến với du khách thập phương. Từ đó, góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của một miền quê đậm đà bản sắc dân tộc trong dịp Festival Huế năm nay.

Bài, ảnh: Hải Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM