Thứ Ba, 03/11/2015 14:21

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có 3 năm định hướng nghề nghiệp

Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến bắt đầu triển khai từ năm học 2019-2020 sẽ được chia làm hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (9 năm, gồm bậc tiểu học và trung học cơ sở) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm trung học phổ thông).

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh sẽ phải học bắt buộc 11 nội dung giáo dục, gồm 10 môn học và hoạt động trải nghiệm, và hai môn tự chọn là Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc thiểu số.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chỉ còn 5 môn học bắt buộc nhưng học sinh sẽ phải chọn 5 môn trong số các môn tự chọn.

Ngoài ra, bậc học này còn một số nội dung bắt buộc khác như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, chuyên đề học tập bắt buộc (ba chuyên đề), chương trình giáo dục địa phương.

Cơ cấu các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. (Đồ họa: Thanh Trà)

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.