Thứ Ba, 24/11/2015 14:36

Khả năng cạnh tranh của Singapore xếp thứ 3 trên thế giới

Hãng tin Reuters ngày 24/5 dẫn báo cáo mới nhất từ IMD, một trường kinh doanh của Thụy Sĩ cho biết, Singapore tiếp tục giữ vững vị trí thứ ba trong danh sách các nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.

Trẻ em Thụy Điển học về lập trình từ lớp 1“Chất xúc tác” giúp Nga trở thành quốc gia hùng mạnhSingapore thiết lập hệ thống quản lý chất thải điện tử vào năm 2021Singapore: Sử dụng robot thiên nga giám sát chất lượng nướcSingapore là nhà đầu tư châu Á lớn thứ hai ở Hoa Kỳ

Ảnh minh họa: CNA

Kết quả của bảng xếp hạng cho thấy, đứng đầu là Mỹ với vị trí cao nhất trong các hạng mục về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Cụ thể, nước này đã vươn lên từ vị trí thứ tư của năm 2017 để thay thế Hongkong và đẩy quốc gia này xuống vị trí thứ hai về năng lực cạnh tranh của năm 2018.

Trong top năm các quốc gia đứng đầu, xếp lần lượt sau Mỹ - Hongkong – Singapore là Hà Lan và Thụy Sĩ. So với năm ngoái, năng lực canh tranh của Hà Lan cũng ghi nhận mức độ tăng trưởng mạnh, hỗ trợ nước này tăng 1 bậc nhờ vào phát triển cân bằng trong tất cả các ngành. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ giảm liên tiếp 3 bậc so với năm 2017 do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm về xuất khẩu.

Về vấn đề này, Giám đốc IMD Arturo Bris cho biết, Singapore có được vị thế như hiện nay là nhờ vào khả năng lãnh đạo đúng đắn và những chính sách phát triển mạnh mẽ của chính phủ. Tuy nhiên nhìn chung, Singapore vẫn là một quốc gia tương đối đắt đỏ. Giá thuê mua nhà cao đang là một trong những cản trở lớn đối với công tác thu hút nhân tài và ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sống của người dân nước này.

Ngoài những nước có vị trí cao nhất, IMD cho biết tại châu Á, Trung Quốc đang xếp vị trí thứ 13, Nhật Bản xếp vị thứ 25, Hàn Quốc 27, Malaysia 22, Thái Lan 30...

Trong bối cảnh khu vực châu Á chứng kiến nhiều biến động về năng lực cạnh tranh giữa các nước, khu vực Đông Âu có Ba Lan xếp vị trí 34, Slovenia 37 và Hungary xếp vị trí 47. Hầu hết các quốc gia này đều tăng ít nhất 4 bậc so với trước đây.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.