Thứ Sáu, 27/11/2015 15:06

Đại hội đồng Y tế thế giới đưa ra cam kết dinh dưỡng

Tờ Devdiscourse ngày 27/5 đưa tin, Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 71 vừa đưa ra cam kết về dinh dưỡng, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo nhất trí về việc đổi mới đầu tư, đồng thời mở rộng các chính sách và chương trình dinh dưỡng, nhằm cải thiện việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ hạn chế rủi ro tài chínhSức khoẻ là chìa khóa cho một thế giới an toàn, công bằng hơnWHO đưa ra các hướng dẫn mới về quy định đối với sản phẩm thuốc lá

Cam kết mới chú trọng việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ảnh: IAEA 

Trước đó, các quốc gia thành viên đã thảo luận những nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Dinh dưỡng toàn cầu và kết luận rằng, tiến bộ vẫn còn chậm và không đồng đều; tuy nhiên cũng ghi nhận một bước tiến nhỏ trong việc giảm sự còi cọc, với số trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc giảm từ 169 triệu trẻ trong năm 2010, xuống còn 151 triệu trẻ vào năm 2017.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang dẫn đầu hành động toàn cầu để cải thiện dinh dưỡng, bao gồm một sáng kiến toàn cầu làm cho tất cả các bệnh viện thân thiện với trẻ sơ sinh, mở rộng công tác phòng chống thiếu máu ở trẻ em gái vị thành niên, đồng thời ngăn ngừa thừa cân ở trẻ em thông qua việc tư vấn.

Bên cạnh đó, một báo cáo mới được đưa ra về công tác thực hiện Bộ luật Quốc tế về việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Báo cáo nhấn mạnh, đã có thêm 6 quốc gia áp dụng hoặc tăng cường luật trong năm 2017, để điều chỉnh việc tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về sự tiến bộ của chiến dịch chống bại liệt, khi trong tháng 5/2018, chỉ có 9 trường hợp do virus bại liệt hoang dã được báo cáo trên toàn cầu, và những trường hợp này tập trung ở 2 quốc gia Afghanistan và Pakistan.

Qua đó, các quốc gia thành viên bày tỏ cam kết thực hiện đầy đủ và tài trợ tất cả các chiến lược, nhằm bảo đảm một thế giới không có bại liệt trong tương lai rất gần.

Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 71 vừa diễn ra từ ngày 21-26/5 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự sự kiện này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse & PAHO)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Manulife Việt Nam Cam kết đối xử công bằng với tất cả các khách hàng
Manulife Việt Nam: Cam kết đối xử công bằng với tất cả các khách hàng

­Manulife Việt Nam cho biết đã ghi nhận tình hình liên quan đến việc một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, có tên thương mại ‘Tâm An Đầu Tư’ của Manulife Việt Nam được phân phối thông qua đối tác Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nên đã yêu cầu hủyhợp đồng bảo hiểm trước hạn. ­­

Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng

Giữa bối cảnh hàng triệu người trên toàn thế giới tiếp tục rơi vào nạn đói, các nhà lãnh đạo của năm tổ chức nhân đạo, ngân hàng và thương mại quốc tế đã kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Biến chứng cúm thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, người có sức khỏe kém
Biến chứng cúm thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi, người có sức khỏe kém

Theo WHO, hàng năm, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm. Tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong đó có do vi rút cúm tăng cao trong mùa mưa. ThS. BS Trần Thị Hạnh Chân, Phó Trưởng khoa Khoa Nhi - Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Bệnh nhiệt đới (NTHĐBNĐ) thông tin: