Thứ Hai, 14/12/2015 14:39

Tổng thống Trump tái khẳng định việc đưa Nga trở lại G8

Theo Tổng thống Trump, không chỉ có Mỹ muốn Nga trở thành đối tác trên bàn thảo luận của G7.

Hội nghị thượng đỉnh G7: Mỹ muốn Nga trở lại, EU chưa nhất tríBộ trưởng Mỹ: G7 sẵn sàng áp đặt thêm trừng phạt nhằm vào Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ với báo chí rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tuần trước tại Canada đã dành 1/4 thời gian để thảo luận về Nga.

G7 không thể thông qua một tuyên bố chung, phản ánh rõ sự chia rẽ ngày một sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ảnh: Reuters

Ngày 9/6, tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi nên để Nga quay trở lại tham gia vào cơ chế hợp tác này. Theo đó, Tổng thống Trump khẳng định, cơ chế hợp tác G8 (gồm G7 + Nga) sẽ mang lại sự thịnh vượng.

Nhắc lại kêu gọi này trong cuộc phỏng vấn với Fox News trên Không Lực Một ngày 13/6, Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi đã dành khoảng 25% thời gian để nói về Nga và tôi đã nói rằng sẽ tốt hơn nếu Nga có mặt tại đây. G7 nên mời quay trở lại lúc đó Nga sẽ có mặt tại bàn thảo luận”.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng khẳng định lại lập trường rằng, việc Nga tham gia hợp tác cùng G7, bao gồm, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ, sẽ cho phép các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đặc biệt là 2 cường quốc hạt nhân lớn nhất, không chỉ cùng thảo luận mà còn giải thực sự các vấn đề nóng hiện nay.

Nói về người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Tôi nghĩ rằng, mình có thể có mối quan hệ tốt với Tổng thống Putin. Tôi có thể thảo luận tốt hơn với nhà lãnh đạo Nga hơn là thông qua các cuộc điện đàm. Nếu Tổng thống Nga có mặt tại cuộc họp, tôi có thể yêu cầu ông ấy cùng làm những điều tốt đẹp cho thế giới, cho nước Nga và cho bản thân mình”.

Theo Tổng thống Trump, không chỉ có Mỹ muốn Nga trở thành đối tác trên bàn thảo luận của G7, tân Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cũng muốn Nga quay lại cơ chế hợp tác này. Các nhà lãnh đạo của Đức và Pháp cũng lên ủng hộ Nga trở lại, song yêu cầu trước tiên của họ là việc thực hiện một lộ trình hòa bình hoàn chỉnh để giải quyết xung đột tại Ukraine. 

Hội nghị Thượng đỉnh G7 Canada thực tế là một thất bại nữa của các nền kinh tế hàng đầu thế giới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi ý định khi tuyên bố không tán thành tuyên bố chung của hội nghị./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.