Thứ Sáu, 25/12/2015 08:03

Một nửa doanh nghiệp EU cắt giảm đầu tư vào Anh do Brexit

Một cuộc thăm dò đối với 800 giám đốc điều hành vừa được công bố vào dịp 2 năm sau cuộc trưng cầu dân ý về việc rút ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) cho thấy, Brexit đang dẫn đến tình trạng gần một nửa các công ty lớn ở các nước còn lại trong khối cắt giảm đầu tư vào Anh.

Gần 100.000 người Anh xuống đường biểu tình phản đối BrexitAnh: Thiếu hụt nhân công lành nghề do hậu quả của BrexitEU thừa nhận không có bước tiến lớn trong đàm phán Brexit

Anh rút khỏi EU tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: KFGO

Cũng theo cuộc khảo sát của hãng luật Baker & McKenzie, 3/4 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này muốn Brussels nhượng bộ cho Anh để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp hơn sau khi Anh rời khỏi EU vào đầu năm 2019.

Anahita Thoms, một đối tác thương mại tại Baker & McKenzie ở Duesseldorf cho biết: “Rõ ràng, Brexit không tốt cho công việc kinh doanh, nhất là với các công ty của Đức.”

Tuần trước, nhóm công nghiệp BDI của Đức đã lên tiếng cảnh báo rằng, Anh đang hướng tới một Brexit bất thường và có thể gây ra những hậu quả tai hại.

Trong khi đó, hãng sản xuất máy bay Airbus nhận định, việc rút khỏi EU mà không có thỏa thuận sẽ buộc hãng này phải xem xét lại vị thế lâu dài của mình và đặt hàng ngàn công ăn việc làm của Anh vào tình trạng rủi ro.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Thủ tướng Theresa May tuyên bố, chính phủ tự tin sẽ nhận được một thỏa thuận tốt,  đảm bảo cho các hoạt động thương mại ít tổn thương nhất.

Khi được hỏi rằng liệu việc trừng phạt Anh do rời khỏi EU hay tiếp tục các hoạt động thương mại với các điều khoản ưu đãi, điều nào quan trọng hơn thì có đến 96% người được hỏi trong cuộc khảo sát nói rằng, thương mại quan trọng hơn việc dạy cho London một bài học về việc Brexit.

Kết quả cuộc khảo sát của Baker & McKenzie cũng cho thấy, 2/3 số người được hỏi cho biết họ muốn có một thỏa thuận thương mại tự do, trong khi 45% ủng hộ một liên minh hải quan trong khối.

Cuộc khảo sát của Baker & McKenzie được tiến hành trên các nhà điều hành ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Ireland, Tây Ban Nha và Hà Lan làm việc ở các công ty trong một loạt các ngành công nghiệp với doanh thu hàng năm ít nhất 250 triệu bảng (330 triệu USD). Trước đó, vào ngày 23/6/2016, người Anh đã bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.