Thứ Bảy, 23/01/2016 14:32

Mưu sinh nơi nghĩa trang

Nặng nhọc, vất vả nhưng những người làm nghề xây dựng lăng mộ nơi nghĩa trang vẫn miệt mài, cần mẫn, bởi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Mưu sinh ngày tếtMưu sinh ngày cận Tết

Ông Chung chạm hoa văn rất điêu luyện

“Cứ xe đến đổ vật liệu thì phải vận chuyển lên cho thợ làm ngay”. Chị Bê, 45 tuổi, nhà sống gần nghĩa trang, có hơn 20 năm làm công việc gánh vật liệu cho các công trình xây lăng ở Nghĩa trang Nhân dân phía Nam TP. Huế cho biết.

Công việc này khá nặng nhọc nên ít người phụ nữ trẻ muốn làm, chỉ những người luống tuổi, chịu khó mới có thể đảm đương được công việc khó khăn này. Chị Bê cho hay, đầu ngày, sức khỏe tốt mỗi chuyến gánh được từ 6 đến 8 viên bờ lô hoặc 4 viên đá hộc và số lượng giảm dần vào cuối ngày. Xi măng, cát, sạn phải chung nhau mới vận chuyển lên công trình được… Nặng nhọc là vậy, nhưng thu nhập nhiều lắm cũng chỉ được từ 150 đến 200.000 đồng/ngày.

Chị Lý, làm công việc này hơn 10 năm trải lòng: “Vất vả, nhưng vừa có thu nhập vừa chu toàn việc nhà. Không làm thì cũng chẳng biết làm chi, quen rồi nên chẳng ai muốn tìm việc ngoài nghĩa trang”.

Nhà ở ngay nghĩa trang, gia đình không có điều kiện nên học chưa xong tiểu học thì nghỉ, từ nhỏ Lượm theo phụ ba làm thợ xây lăng, đến khi 24 tuổi anh là thợ kép điêu luyện. Anh tâm sự: “Lúc mới theo nghề cũng buồn lắm, cứ nghĩ quanh năm dầm mưa dãi nắng, quần áo lấm lem lại chỉ tiếp xúc với mồ mả… nhưng càng làm tôi càng bị nghề thu hút, từ làm sao đặt đá, bờ lô cho thẳng khi xây, tô trét cho phẳng đến chạm trổ hoa văn thật tinh xảo… Càng làm càng cảm thấy mình cần cố gắng hơn nữa”. 

Ông Nguyễn Chung, 47 tuổi, một thợ xây lăng chính, cho biết: “Đặc thù của các công trình lăng mộ thường thụ động ngày khởi công, nhưng không được bàn giao muộn nên ai đã theo được nghề cũng đều tâm huyết với nghề”.

Vì thế, dù mưa hay nắng những người tham gia làm lăng cũng phải theo công trình để bảo đảm kịp tiến độ. Ông Chung không nhớ mình đã xây bao nhiêu cái lăng, nhưng chừng ấy năm kinh nghiệm, ông không chỉ có đôi tay nhuần nhuyễn để làm nên những đường nét, hoa văn trang trí mà còn hiểu rõ ý nghĩa của từng mẫu hoa văn. Ông tâm sự: “Không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của những công trình, nhưng cẩn thận là quán tính với thợ làm lăng chúng tôi".

Quê ở Quảng Trị, vào Huế tìm việc từ năm 1985, ông Toàn sống ở phường An Tây tính đến nay đã hơn 30 năm. Kinh qua đủ nghề, từ phụ rồi thành thợ xây lăng chính, cách đây hơn 5 năm, sau cơn tai biến, không còn đủ sức khỏe, ông mua vài con bò để sáng sáng chiều chiều lang thang cùng chúng quanh nghĩa trang. Ông khoe: “Vất vả cả đời, nhưng ông trời không phụ, tuy con cái tôi không phải đứa mô cũng học hành đến nơi đến chốn, nhưng đều có công ăn việc làm ổn định, ít nhất cũng trở thành thợ làm lăng giỏi”.

Bài, ảnh: ĐĂNG VIỆT

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dâng hương và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Liệt sỹ TP Huế
Dâng hương và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Liệt sỹ TP.Huế

Sáng 31/1, đoàn đại biểu Thành ủy, HDND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Huế cùng các ban, ngành, đoàn thể do UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định làm trưởng đoàn đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Mưu sinh đêm giáp Tết
Mưu sinh đêm giáp Tết

Khi người lao động ở nhiều công sở, cơ quan đã kết thúc ngày làm việc cuối cùng của năm Nhâm Dần thì trên các nẻo đường, khu chợ, người lao động tự do vẫn miệt mài mưu sinh xuyên đêm trong tiết trời lạnh.

Mưu sinh ngày tết
Mưu sinh ngày tết

Những giọt mồ hôi, những bước chân vội vã mưu sinh bằng chính công sức của mình cho một cái tết an vui của người lao động nghèo thật đáng trân trọng.