Thứ Sáu, 29/01/2016 16:49

Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản lên 60 tỷ USD đến năm 2022

Tờ Devdiscourse ngày 29/7 đưa tin, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ vừa đề xuất một loạt các biện pháp, bao gồm thiết lập hệ thống dự báo nhu cầu, hành lang hậu cần xanh cho hàng dễ hỏng và sử dụng thương mại điện tử, nhằm đẩy mạnh các lô hàng nông sản xuất khẩu lên 60 tỷ USD đến năm 2022.

EU tiếp tục là nhà kinh doanh thực phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giớiIran, Philippines đàm phán về xuất khẩu trái câyẤn Độ dự báo tăng trưởng 7-7,5% trong năm tài chính 2018-2019Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất ôtô điện vào năm 2030Ấn Độ ưu tiên trở thành nền kinh tế dựa trên khí tự nhiên

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Rediff

Các biện pháp như bảo vệ nông dân thông qua các công cụ thuế thích hợp và cơ chế tự vệ đặc biệt cũng được đề xuất.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ đề xuất thành lập một cơ quan hành chính để theo dõi thường xuyên tiến độ và đảm bảo sẽ đạt mục tiêu này đến năm 2022.

Theo báo cáo của WTO năm 2017, Ấn Độ là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 10 trên thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Việt Nam, Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bangladesh, Saudi Arabia, Iran, Trung Quốc, Hà Lan, Malaysia, Nepal và Anh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.