Thứ Năm, 25/02/2016 15:37

Cập nhật kiến thức mới trong dự phòng và điều trị đột quỵ

Ngày 25/8, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp Sở Y tế tổ chức hội thảo “Tiếp cận toàn diện quy trình điều trị đột quỵ"...

Trao cho em nụ cười30 báo cáo tại hội nghị khoa học mở rộng của Bệnh viện Trung ương HuếCán bộ nhân viên siêu thị tham gia hiến máu tình nguyện“Hãy nói về đồng nghiệp của tôi”

Hội thảo có sự tham dự của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ chuyên ngành đột qụy đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.

Các giáo sư, tiến sĩ và chuyên gia đầu ngành đột quỵ tham dự hội thảo

Có nhiều chuyên đề đặt ra tại dịp này, trong đó các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung đưa ra nhiều vấn đề, phân tích, trao đổi những điểm mới trong phương pháp điều trị và dự phòng đột quỵ, cũng như những vấn đề còn tồn tại để hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử trí bệnh nhân đột quỵ não.

Theo các chuyên gia, đột quỵ não gồm có hai thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não là tình trạng tổ chức não bị chết do thiếu máu liên quan đến tình trạng hẹp hay tắc mạch não. Xuất huyết não là tình trạng mạch máu não bị vỡ, máu tràn vào tổ chức não. Khi nói đến các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não cần lưu ý đến việc tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh tim mạch, dị dạng mạch máu não...

Can thiệp điều trị cho bệnh nhân đột quỵ tại BV Trung ương Huế

Trên cơ sở những vấn đề được thảo luận tại hội thảo, lãnh đạo Sở Y tế và  BV Trung ương Huế thống nhất hướng tới xây dựng một mạng lưới cấp cứu đột quỵ não trong toàn tỉnh, mở ra cơ hội mới để giúp bệnh nhân đột quỵ não tiếp cận điều trị hợp lý nhanh nhất, mang lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2013, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 và gây tàn phế đứng thứ 3. Cứ 6 người thì trong suốt cuộc đời của họ sẽ có ít nhất 1 người bị đột quỵ não. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu..

Tin, ảnh: Minh Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.