Chủ Nhật, 28/02/2016 06:30

Chia sẻ với trẻ em nghèo

Tự tay gói quà cho thiếu nhi cùng khu phố, dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, mang số tiền đến đúng tay những em nhỏ có số phận không may… cô giáo Trần Thị Mỹ Đức gắn bó với việc làm đầy tình thương này đã hơn 15 năm.

Cô giáo có tấm lòng sẻ chiaDạy trò biết chia sẻ yêu thương

Những bệnh nhi nghèo luôn nhận được tình thương của cô giáo Mỹ Đức (ngoài cùng bên phải)

Nhận những lời cảm ơn từ mẹ của cháu Lộc Tài, bệnh nhi đã điều trị dài hạn tại Khoa Nhi, Bệnh viện TƯ Huế, cô giáo Mỹ Đức cười âu yếm và không ngừng động viên tinh thần cháu cùng người nhà. Như nhiều lần khác, cô Mỹ Đức lại tìm đến với các em mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị dài hạn ở Khoa Nhi để chia sẻ những món quà đầy ắp tình thương.

Ngày còn là học sinh, dù gia cảnh còn khó khăn nhưng Mỹ Đức đã tự mình gói những món quà để tặng cho các em thiếu nhi ở phường Phú Hiệp và Phú Cát (TP. Huế). Cô thấu hiểu được giá trị của món quà đối với trẻ nhỏ trong ngày Quốc tế thiếu nhi hay trung thu. Năm 2003, khi trở thành sinh viên năm thứ nhất, cô cùng ba người bạn tổ chức lớp dạy kèm miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Trường THCS Phú Đa, huyện Phú Vang. Đều đặn tuần 3 buổi trong suốt 4 năm đại học, cô giáo trẻ với chiếc xe đạp cùng những người bạn đã gieo chữ cho học sinh vùng cát có truyền thống hiếu học này.

Đến lúc có công việc ổn định, cô tiếp tục làm thiện nguyện với định kỳ dịp 1/6 và trung thu. Trẻ em vạn đò ở các phường trên địa bàn TP. Huế, trẻ lang thang ở chợ Đông Ba, trẻ ở cô nhi viện chùa Đức Sơn, các em mẫu giáo, tiểu học ở xã Hồng Trung (huyện A Lưới)… đều nhận được tình thương của cô Mỹ Đức qua những món quà.

Là giảng viên của Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Phú Xuân, cô mở lớp dạy tiếng Trung cho những ai có nhu cầu. Học viên có hoàn cảnh khó khăn được cô miễn học phí. Việc làm của cô đã khơi gợi ngọn lửa yêu thương trong lòng các học viên, để rồi khi có công việc ổn định họ lại chung tay cùng cô trong những chuyến đi san sẻ tình thương. “Em là sinh viên của trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế nhưng được học tiếng Trung cùng cô Mỹ Đức. Lúc ấy, cô đã miễn học phí cho em. Gặp cô em hiểu nhiều hơn về sự sẻ chia và bây giờ những hoạt động từ thiện mà cô Mỹ Đức tổ chức em đều tham gia”, Nguyễn Thị Mỹ Loan, giáo viên văn Trường THPT Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền) cho biết.

Cô giáo Trần Thị Mỹ Đức đã tập hợp được một đội ngũ những người cùng làm thiện nguyện nhiệt huyết và có tâm. Đều đặn một năm 2 lần, những món quà từ cô Mỹ Đức và các bạn cựu học viên lại đến với trẻ em nghèo trong hai dịp ngày Quốc tế thiếu nhi và trung thu. “Mình có một nguyên tắc là những bạn học viên đang theo học ở trung tâm chỉ được phép ủng hộ công sức, các khoản đóng góp ủng hộ từ thiện sẽ nhận từ các thành viên đã có việc làm ổn định trên tinh thần tự nguyện, từ cá nhân mình và các mạnh thường quân khác”, cô Mỹ Đức cho biết. Khoản kinh phí cho mỗi chuyến làm từ thiện định kỳ không nhiều, từ 20 đến 25 triệu đồng và nó đã đến đúng tay người nhận.

Thầy Trần Thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Trung, xã Hồng Trung (huyện A Lưới) tâm sự: “Học sinh ở trường rất quý cô Mỹ Đức và các bạn học viên vì bên cạnh những món quà là sách vở và dụng cụ học tập, đoàn làm từ thiện của cô mang đến nụ cười, kỹ năng sống cho các cháu, những điều mà trẻ em vùng cao rất thiếu”.

Lúc chúng tôi viết bài này, cô Mỹ Đức và các thành viên thiện nguyện Trung tâm Ngoại ngữ Mỹ Đức đang chuẩn bị cho một chuyến đi thường niên như 15 năm qua, tặng quà cho trẻ em nghèo dịp trung thu năm nay.

Bài, ảnh: Thành Nhân

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo

Đối với trẻ ở lại điều trị, đón tết tại bệnh viện là một thiệt thòi lớn. Nhiều tấm lòng, nhiều cánh tay chìa ra giúp bệnh nhi vui vẻ, lạc quan tiếp sức cho các em trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.

Chuyện về cô giáo mầm non
Chuyện về cô giáo mầm non

Cái số thế nào, gần hai chục năm nay, nhà tôi được ở đối diện một trường mầm non. Tôi chứng kiến từ ngày trường đặt viên gạch đầu tiên trên miếng đất trống đến lúc trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Và điều thú vị là, có một số cô đã từng dạy con tôi, giờ lại tiếp tục là cô giáo của cháu ngoại tôi.

Họ cần được sẻ chia và trân trọng
Họ cần được sẻ chia và trân trọng

Giáo viên tiểu học, đặc biệt là giáo viên dạy lớp một là những người tiên phong trong việc thực hiện đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cái mới nên nhiều bỡ ngỡ. Họ cần được sẻ chia và trân trọng.

Sẻ chia với lao động mùa nắng nóng
Sẻ chia với lao động mùa nắng nóng

Nhiều đợt nắng nóng diễn ra trên diện rộng khiến hoạt động sinh hoạt sản xuất bị ảnh hưởng, trong đó, vất vả nhất là lao động làm việc ngoài trời. Nếu không có sự tính toán và đưa ra giải pháp phù hợp, sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng, kéo theo kế hoạch sản xuất khó đảm bảo.

Sẻ chia cùng học sinh khó khăn Nam Đông
Sẻ chia cùng học sinh khó khăn Nam Đông

Ngày 11/6, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đoàn Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Honda Lộc Thịnh và Đội cảnh sát Giao thông Công an huyện Nam Đông tổ chức Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ - đồng hành cùng học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Nam Đông” tại Trường tiểu học Hương Hữu.