Thứ Hai, 07/03/2016 15:06

Thế giới kỷ niệm ngày quốc tế xóa mù chữ

Ngày quốc tế xóa mù chữ (8/9) là cơ hội để chính phủ và xã hội dân sự của tất cả các nước trên thế giới nhấn mạnh những tiến bộ đã đạt được trong việc xóa mù chữ.

Liên Hiệp quốc: Bốn triệu trẻ em tị nạn không được đến trườngĐem sách đến không gian công cộng ở IndonesiaGiáo viên Đông Nam Á tìm hiểu về giáo dục môi trườngNgân hàng thế giới hỗ trợ Bangladesh phát triển hệ thống giáo dục trung họcNhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màu

Mọi người cần phát triển kỹ năng tính toán, đọc viết cũng nhiều kỹ năng khác để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống, việc làm. Ảnh: UN Nation

Đây cũng là thời điểm thích hợp để các nước trên thế giới phản ánh những thách thức còn tồn đọng vẫn đang tiếp tục cản trở hành trình tiếp cận kỹ năng đọc, viết của người dân.

Nhìn chung, xóa mù chữ là một trong những nội dung quan trọng trong danh sách các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc và chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 của tổ chức này.

Được thông qua vào tháng 9/2015, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, đặc biệt là mục tiêu phát triển thứ tư sẽ thúc đẩy tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng, cũng như cung cấp cơ hội học tập cho tất cả mọi cá nhân trên toàn cầu. Cụ thể, mục tiêu nhấn mạnh: Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng. Đảm bảo tất cả các thanh thiếu niên đều đạt trình độ đọc viết, tính toán. Ngoài ra, bất kỳ người lớn nào vẫn thiếu kỹ năng này cũng sẽ được tiếp nhận giáo dục đầy đủ.

Được biết, chủ đề của ngày Quốc tế xóa mù chữ năm nay là: “Phát triển khả năng đọc, viết và các kỹ năng khác”. Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, song những thách thức trong kỹ năng đọc, viết vẫn còn tồn tại, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng đọc, viết để phục vụ cho công việc đang tăng lên nhanh chóng. Năm nay, các tổ chức quốc tế sẽ phối hợp với chính phủ các nước tìm ra các phương pháp phát triển đồng đều giữa khả năng đọc, viết với các kỹ năng khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của người dân, từ đó đem lại nhiều đóng góp có lợi cho sự phát triển ổn định của xã hội. Cụ thể, cần tập trung vào các kỹ năng và năng lực cần thiết cho việc phát triển việc làm, sinh kế, đặc biệt là các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp, các kỹ năng có thể chuyển đổi và kỹ năng số.

Đan Lê (Lược dịch từ UN Nation)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành xã hội là hoạt động được các cấp bộ Đoàn nỗ lực triển khai nhằm phát huy công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.