Thứ Bảy, 12/03/2016 06:51

Nhật Bản: Bùng phát đại dịch Rubella

Viện Kiểm soát quốc gia bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Nhật Bản ngày 11/9 cho biết, số lượng người nhiễm bệnh Rubella (sởi Đức) trên địa bàn toàn quốc đạt mức 362 trường hợp, tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tái xuất hiện mối đe dọa của bệnh sởiChâu Âu: Các ca nhiễm sởi lên mức cao nhất kể từ những năm 90Dịch sởi hoành hành ở ItalyĐông Nam Á đặt mục tiêu loại bỏ bệnh sởi trước năm 2020LHQ hậu thuẫn chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi cho hàng triệu trẻ em trên khắp đất nước Somali

Ảnh minh họa: Family Kickstar Georgia

Trong đó, phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đều là người dân sống tại Tokyo và các vùng phụ cận.

Trước tình hình này, viện kiểm soát nhanh chóng phát lệnh cảnh báo về khả năng bùng phát dịch bệnh lây nhiễm trước thềm thế vận hội Tokyo 2020, cùng lúc thúc giục mọi người – đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng.

Tính đến hết ngày 2/9, nước này đã ghi nhận thêm 75 trường hợp nhiễm Rubella trong vòng 1 tuần.. Trong đó, 28 ca là ở Tokyo, 11 ca ở tỉnh Chiba, 8 ca ở tỉnh Kanagawa, 7 trường hợp ở quận Aichi và 5 trường hợp khác ở Ibaraki và Saitama.

Rubella là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm khi người bệnh ho và hắt hơi. Căn bệnh có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu vì bệnh có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như đau tim, khiếm thính, đục thủy tinh thể.

Đến nay, tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không thể tiêm chủng, vì vaccine sẽ để lại nhiều tác hại cho sức khỏe thai nhi.

Được biết, dịch Rubella đã xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 2013, khiến hơn 13.000 người nhiễm bệnh. Sau 4 năm, căn bệnh chính thức bùng phát trở lại vào tháng 7, với một lượng lớn bệnh nhân xác nhận nhiễm virus, trong đó chủ yếu là nam giới từ 30 – 50 tuổi.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.