Thứ Sáu, 18/03/2016 14:41

Nhật Bản kêu gọi sớm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) hôm nay (18/9) cũng cho biết, việc hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới leo thang các hành động đáp trả đối với thuế quan hàng hóa sẽ được nhìn nhận là một trong những rủi ro mà ngân hàng này phải xem xét tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày, từ 18 đến 19/9, nhất là khi vấn đề này có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của đất nước.

ASEAN tăng cường FTA để tránh căng thẳng thương mạiEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹG20 chưa tìm được sự đồng thuận về giải quyết bất đồng thương mạiNgân hàng Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng 2018 xuống 2,9%ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁĐức, Trung Quốc ngăn chặn căng thẳng thương mại thế giới

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Oshimitsu Motegi. Ảnh: Zimbio
Hôm nay (18/9), các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một giải pháp sớm cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vốn đang leo thang, đồng thời cảnh báo về những thiệt hại tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/9 đã quyết định đánh thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc.

Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của nội các Nhật Bản vào sáng 18/9 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Oshimitsu Motegi cho biết, sự trả đũa về thuế quan của các bên đều không mang lại lợi ích cho các quốc gia khác. Điều này được chứng minh khi giá cổ phiếu châu Á vào hôm 18/9 đã giảm sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cảnh báo, sự mất cân bằng trong vấn đề thương mại toàn cầu phải được xử lý hiệu quả để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhất là khi Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc cần thiết phải giải quyết vấn đề thông qua đối thoại thay vì tiến hành các hành động trả đũa thuế quan lẫn nhau.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko cũng cho biết, quyết định của Tổng thống Donald Trump đưa ra nhằm áp mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc được cho là “vô cùng đáng tiếc”, vì điều này có thể làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với các nền kinh tế khác.

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) hôm nay (18/9) cũng cho biết, việc hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới leo thang các hành động đáp trả đối với thuế quan hàng hóa sẽ được nhìn nhận là một trong những rủi ro mà ngân hàng này phải xem xét tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày, từ 18 đến 19/9, nhất là khi vấn đề này có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của đất nước.

Một số nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại, Nhật Bản có thể sẽ chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump để mở ra một thị trường nông nghiệp nhạy cảm thông qua Hiệp định Thương mại tự do song phương.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.