Thứ Sáu, 01/04/2016 20:24

WB, IMF và WTO thúc đẩy tự do hóa trong thương mại dịch vụ

Trong một báo cáo chung vừa được công bố ngày 30/9 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các thể chế tài chính quốc tế này cho biết các rào cản trong thương mại dịch vụ hiện nay vẫn ở mức cao gần bằng với thương mại hàng hóa cách đây nửa thế kỷ, từ đó kêu gọi thúc đẩy tự do hóa ngành dịch vụ toàn cầu.

WB: Cần hành động nhiều hơn để xóa đói giảm nghèoHội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bali

Thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Devdiscourse

Báo cáo “Phục hồi thương mại và tăng trưởng tổng thể” được IMF, WB và WTO đưa ra cho thấy, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 2/3 GDP và việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ có sự cạnh tranh nước ngoài một cách hạn chế đang cản trở tăng trưởng thương mại và năng suất trong toàn ngành và trong nền kinh tế rộng lớn hơn.

“Việc các nước mở cửa cho cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ theo nhiều cách khác nhau là điều quan trọng, bao gồm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động của các công ty thành viên nước ngoài, cũng như sự dịch chuyển tạm thời của người lao động xuyên biên giới”, WB và WTO nhấn mạnh.

Các thể chế tài chính quốc tế này cũng khẳng định rằng, việc tăng cường các dịch vụ được cải tiến sẽ thúc đẩy năng suất và tăng trưởng thu nhập trên toàn nền kinh tế. Báo cáo chung của IMF, WB và WTO cũng nhấn mạnh đến quy mô và vai trò của thương mại dịch vụ trong hiệu quả kinh tế tổng thể. “Mặc dù ít được đánh giá cao, nhưng rõ ràng có sự tương tác giữa việc cải cách dịch vụ và hiệu suất sản xuất”, báo cáo nêu rõ.

Trích dẫn một nghiên cứu năm 2017, báo cáo cho rằng tự do hóa thương mại dịch vụ có thể nâng cao năng suất sản xuất trung bình 22% trên 57 quốc gia, trong đó các nước có môi trường thể chế mạnh hơn sẽ đạt được lợi ích lớn hơn.

Theo ông Alexander Keck, chuyên gia kinh tế trưởng của Oracle, ngành dịch vụ có đóng góp to lớn cho tăng trưởng và thương mại, bao gồm cả thương mại sản xuất. Trên thực tế, khoảng cách giữa các cam kết loại bỏ rào cản trong thương mại dịch vụ với các chính sách thực tế được áp dụng là rất lớn. Tuy nhiên, trong một số thỏa thuận khu vực, khoảng cách này đã được thu hẹp, nhà kinh tế trưởng Keck cho biết, đồng thời nhiều nước đã tiến xa hơn trong việc tạo ra môi trường thương mại dịch vụ ổn định và chắc chắn hơn, giữa thời điểm mà sự bất ổn kinh tế đã tăng lên rất nhiều, thậm chí còn ở mức cao hơn so với trước khủng hoảng tài chính.

Báo cáo chung của IMF, WB và WTO xác định các lĩnh vực mà thương mại có tiềm năng đóng góp đặc biệt mạnh mẽ vào tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế nói chung. mặc dù lĩnh vực thương mại gần đây đã phần nào hồi phục, nhưng sự chậm lại kéo dài trong tốc độ cải cách thương mại đang gây ra những ảnh hưởng lan rộng và dẫn tới nhiều nguy cơ cho “sức khoẻ và độ bền” của sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, báo cáo cho rằng đã đến lúc cần tái đầu tư vào thương mại toàn cầu dựa trên các quy tắc mở.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Devdiscourse & The Economic Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.