Thứ Bảy, 09/04/2016 14:41

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019

Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại cũng như mức độ vay nợ ngày càng tăng, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chính thức cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2018 và 2019.

WB, IMF và WTO thúc đẩy tự do hóa trong thương mại dịch vụHội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế BaliHành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu ÁIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng EuroTriển vọng tăng trưởng châu Á còn nhiều yếu tố phức tạpIMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thangIMF: Thế giới cần chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu vào năm 2018, 2019. Ảnh: NDTV

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa được công bố ngày 8/10, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, IMF cắt giảm 2/10 triển vọng GDP toàn cầu xuống còn 3,7% trong năm 2018 và 2019. Những thay đổi được dự báo sẽ xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển trong năm nay, cũng như sự sụt giảm khá lớn cho Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019.

IMF cũng nhấn mạnh cảnh báo rằng những rủi ro đã được đề cập trong báo cáo trước đó đã “trở nên rõ ràng hơn, hay nói cách khác là đã chính thức xuất hiện” trong thế giới thực.

Cụ thể, căng thẳng thương mại gia tăng dẫn đến những chính sách thuế khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại lớn đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác và các nước dễ bị tổn thương như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Dự đoán tăng trưởng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh cũng giảm mạnh.

Với tình hình này, căng thẳng thương mại gia tăng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới, nhất là khi “những tuyên bố về chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động”. Tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn, hậu quả nhìn thấy sẽ là làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mang tính hệ thống vô cùng nghiêm trọng.

Thương mại toàn cầu được dự đoán sẽ chỉ tăng thêm 4,2% vào năm 2018, thấp hơn 6/10 điểm so với những kỳ vọng đã được đưa ra vào tháng 7, cùng lúc thấp hơn gần 1 điểm so với dự đoán của tháng 4. Trong năm 2019, thương mại toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 4%, thấp hơn một nửa so với triển vọng trước đó.

Trong khi đó, IMF cũng hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6% trong giai đoạn 2022 – 2023, nhiều khả năng tăng trưởng trung hạn sẽ giảm xuống dưới 1,4%.

Đối với 2 nền kinh tế lớn, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 2,9% trong năm 2018, sau đó giảm xuống còn 2,5% vào năm 2019 và chạm mốc 1,8% trong năm 2020. Về phía Trung Quốc, dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2018 và 6,2% vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.