Thứ Hai, 18/04/2016 22:45

Cầu đi bộ lát gỗ lim nhộn nhịp trước ngày khánh thành

Mặc dù chưa chính thức đưa vào hoạt động do một số hạng mục lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng chưa hoàn thiện, song những ngày qua, người dân TP. Huế và du khách kéo đến tham quan, dạo bộ và chụp ảnh lưu niệm trên cầu đi bộ lát gỗ lim sông Hương

Lộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông HươngLộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông Hương

Du khách nước ngoài dạo trên cầu đi bộ lát gỗ lim dọc sông Hương

Là một trong những dự án (DA) triển khai xây dựng trên địa bàn TP. Huế được người dân quan tâm, DA thí điểm xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương (gọi tắt là DA thí điểm) do Tổ chức KOICA tài trợ cơ bản hoàn thành và chuẩn bị đưa vào khai trương.

Cầu đi bộ có tổng mức đầu tư 52,9 tỷ đồng, DA do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam.

Cầu có diện tích 2.443m2, có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 4m, sàn lát gỗ lim và có hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu. Công trình bến thuyền bao gồm sàn bê tông cốt thép các cọc neo thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời bao gồm sàn bê tông cốt thép và hệ thống ghế ngồi. Công trình chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng sẽ trang trí nhiều cây xanh, bố trí các chậu hoa dọc theo tuyến đi bộ, trồng hoa trang trí, thảm cỏ và xây dựng bãi đỗ xe. Hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ) bao gồm hệ thống đường đi bộ rộng 1,5m nằm trong khu công viên Lý Tự Trọng, đường đi bộ rộng 2m dọc bờ sông, nối từ khu vực cầu Phú Xuân đến công trình nhà hàng Festival.

Cùng với các danh lam thắng cảnh của Huế, sự có mặt của cầu đi bộ lát gỗ lim nằm trên sông Hương được xem là điểm đến mới, tạo thêm một địa điểm vui chơi, giải trí cho người dân.

Bà Dương Thu Hương, trú tại phường Tây Lộc xem trên trang facebook cá nhân của một người bạn ở TP. Hồ Chí Minh thấy ảnh cầu gỗ lim quá đẹp nên rủ nhóm bạn cùng khóa thời đại học sang chụp hình. "Thật tự hào khi Huế có một con đường dạo bộ tuyệt đẹp trên sông", bà nói!

Phó Giám đốc Ban quản lý DA, ông Nguyễn Việt Bằng thông tin, hiện các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn hệ thống điện chiếu sáng bao gồm 37 bóng điện cột đứng đang nhập từ nước ngoài về, cuối tháng 10 sẽ lắp đặt. Cùng với cầu đi bộ, UBND TP. Huế đang triển khai các DA quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, bao gồm chỉnh trang đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Lý Tự Trọng và khu vực xung quanh số 11 Lê Lợi với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng.

Ông Bằng cho biết, cuối tháng 10/2018, đơn vị tư vấn Hàn Quốc sẽ nghiệm thu và bàn giao cho TP, UBND tỉnh và dự kiến trong tháng 12/2018, công trình sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động sau khi các hạng mục chỉnh trang hai bên bờ sông Hương hoàn chỉnh nhằm tạo cảnh quang hài hòa cho khu vực hai bên bờ sông Hương.

Một số hình ảnh cầu đi bộ lát gỗ lim trước lúc khánh thành:

Dù chưa chính thức đưa vào hoạt động nhưng cầu đi bộ bằng gỗ lim những ngày qua luôn hút khách 

Hệ thống cây xanh được trang trí dọc cầu đi bộ

Nhiều bạn trẻ tạo dáng, chụp hình ở không gian khá mới lạ này

Một góc cầu đi bộ về chiều khá ấn tượng

Cầu đi bộ nhìn qua bên kia phía đối diện là công viên Thương Bạc

Thanh Hương - Phan Thành (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.