Thứ Hai, 25/04/2016 06:47

Cần nhiều nỗ lực để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng

Một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ (SDG) là giảm bất bình đẳng vào năm 2030. Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) cho biết thu nhập và bất bình đẳng giới là những vấn đề toàn cầu đang ngày càng gia tăng; trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính sẽ phải mất đến 217 năm để phụ nữ có thể xoá bỏ khoảng cách giới trong việc làm và trả lương…

Chỉ số bình đẳng giới: Khoảng trống dữ liệu vẫn còn lớnWB: Các nước đang mất 160.000 tỷ USD do bất bình đẳng giớiTập trung giải quyết bất bình đẳng mở rộng ở châu Á - Thái Bình DươngWEF: Lo ngại về bất bình đẳng thu nhập và thiếu hụt niềm tin

1% những người giàu nhất thế giới chiếm đến 80% tổng tài sản được tạo ra từ giữa năm 2016 đến giữa năm 2017. Ảnh: Websters

Để thúc đẩy các chính phủ tiến tới và đạt được mục tiêu này nhanh hơn, các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế như DFI và Oxfam mới đây đã phát hành báo cáo về những cam kết và tiến bộ của 152 quốc gia trong việc giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Theo Oxfam, sự bất bình đẳng đã đạt đến mức khủng hoảng. 1% những người giàu nhất thế giới chiếm đến 80% tổng tài sản được tạo ra từ giữa năm 2016 đến giữa năm 2017, trong khi một nửa dân số thế giới ở nhóm dưới không có sự gia tăng nào về tài sản. Rõ ràng, điều này còn đáng lo ngại hơn nhiều so với ước tính của UNDP rằng 10% nhứng người giàu nhất thế giới kiếm được tới 40% tổng thu nhập toàn cầu, trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ kiếm được từ 2%-7%.

Đối với Cam kết giảm Chỉ số Bất bình đẳng (CRII) 2018, DFI và Oxfam sử dụng một cơ sở dữ liệu các chỉ số của 157 quốc gia. Các chỉ số này đo lường hành động của chính phủ về chi tiêu xã hội, thuế và quyền lao động - ba lĩnh vực quan trọng trong cuộc đua giảm bất bình đẳng trên toàn cầu.

Thuế lũy tiến - áp đặt thuế cao hơn cho người có thu nhập cao hơn - được xem là một cách để tài trợ cho các chương trình chăm sóc sức khỏe và các chương trình xã hội khác có thể giúp giảm khoảng cách giàu nghèo. Các quốc gia không áp đặt các loại thuế đó hoặc có thuế suất rất thấp thường có điểm số thấp hơn.

“Trẻ em đang hấp hối vì những căn bệnh có thể phòng tránh được do thiếu kinh phí chăm sóc sức khỏe, trong khi các tập đoàn và cá nhân giàu có lại lảng tránh hàng tỷ USD tiền thuế”, Winnie Byanyima, giám đốc điều hành của Oxfam nói. Hơn nữa, các quốc gia có thuế suất rất thấp có xu hướng trở thành nơi trú ẩn cho các công ty và các cá nhân trong việc tránh và trốn thuế.

Các chỉ số khác được sử dụng trong CRII bao gồm tiền lương tối thiểu và ban hành luật chống quấy rối tình dục và hãm hiếp.

CRII của một số nước ASEAN

DFI và Oxfam mới đây đã phát hành phiên bản thứ hai của CRII cho thấy Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar có điểm số thuận lợi hơn khi vị trí được cải thiện so với báo cáo năm trước.

Thái Lan được xếp hạng cao nhất trong số các quốc gia thành viên ASEAN, đứng thứ 6 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thứ 74 trên thế giới. Quốc gia này được ca ngợi vì đã dành một nửa ngân sách quốc gia cho giáo dục, y tế và bảo vệ xã hội, song song với việc phân bổ nhà ở với tỷ lệ cao.

Malaysia đứng thứ 2 ở ASEAN và tăng mạnh lên vị trí thứ 7 ở châu Á-Thái Bình Dương (từ thứ 15 trước đó) và thứ 75 trên thế giới (từ vị trí 106). DFI-Oxfam khen ngợi Malaysia tăng mức lương tối thiểu trong nước lên hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người.

Đứng ở vị trí thứ 3 trong ASEAN là Indonesia, và thứ 11 ở châu Á-Thái Bình Dương (từ thứ 14) và thứ 90 trên thế giới (từ thứ 101). Điểm số của nước này được cải thiện nhờ nỗ lực tăng lương tối thiểu (tăng 9%) và cân bằng tiền lương trên toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng nghèo hơn. Tuy nhiên, Oxfam cũng lưu ý rằng ở mức 11%, Indonesia có một trong những mức thu thuế thấp nhất trên thế giới, mặc dù dân số nước này giàu hơn về thu nhập bình quân đầu người. Do đó, Oxfam gợi ý rằng mức thuế cao hơn có thể được thực hiện để gây quỹ cho việc chăm sóc sức khỏe. “Nếu Indonesia tăng số tiền thuế thu được chỉ thêm 2% GDP, nước này có thể tăng gấp đôi chi tiêu cho sức khỏe”.

Philippines xếp thứ 4 ở ASEAN và thứ 12 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (từ vị trí thứ 17) và đứng ở thứ 94 trên toàn cầu (từ thứ 114). Sự tăng hạng của quốc gia này có thể là nhờ việc tăng thuế thu nhập và nỗ lực để tăng kỳ nghỉ thai sản từ 18 đến 26 tuần.

Trong khi đó, CHDCND Lào đã thay thế Myanmar ở vị trí thấp nhất trong danh sách ASEAN, rơi xuống vị trí thứ 23 ở châu Á-Thái Bình Dương (từ thứ 20) và thứ 150 (từ 134) trên thế giới. Mặc dù nước này đã tăng chi tiêu cho y tế, nhưng sự thiếu tiến bộ trong việc cải thiện luật lao động của người Lào đã kéo điểm số của quốc gia này xuống thấp hơn.

Oxfam cũng lưu ý rằng, phụ nữ vẫn có thể bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo mặc dù họ nhận lương tối thiểu và làm thêm giờ. Ở nhiều nước, mức lương tối thiểu không tương xứng với mức lương cần thiết cho chi phí sinh hoạt. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, tiền lương ở các nước làm hàng may mặc như Campuchia đã giảm giá trị thực 14,6% trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2011, trong khi có đến khoảng 80% lao động trong ngành may mặc là phụ nữ, Oxfam cho biết.

Tố Quyên (Lược dịch từ Open Development Mekong​)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.