Thứ Ba, 26/04/2016 10:19

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp các bà mẹ giảm nhẹ nguy cơ bị cao huyết áp

Một nghiên cứu mới cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh mà còn bảo vệ các bà mẹ hạn chế nguy cơ phát triển huyết áp cao (BP) trong thời gian dài hơn.

Tiêm chủng và sữa mẹ: Cách tốt nhất để giảm tử vong ở trẻ sơ sinhTuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ: "Thời gian là tất cả"UNICEF kêu gọi các quốc gia giàu có tăng cường nuôi con bằng sữa mẹLHQ khuyến khích cho con bú sữa mẹ để giúp trẻ có khởi đầu tốt nhấtNghiên cứu tại Hoa Kỳ: Sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả bà mẹ và trẻ nhỏ. Ảnh: Mid-day

Tăng huyết áp là vấn đề tương đối phổ biến trong thai kỳ và cho con bú có thể là một phương thức giúp giảm nhẹ các nguy cơ về mạch máu liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp thai kỳ, và tiền sản giật.

Những phát hiện của các nhà nghiên cứu Eliana Bonifacino ở Bệnh viện Montefiore, Pennsylvania, Mỹ, cho thấy rằng việc cho con bú trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tháng có thể làm giảm nguy cơ bị BP cao ở các bà mẹ cho con bú, cũng như bảo vệ bản thân họ trong một thời gian dài lên đến hàng thập kỷ.

Các nghiên cứu được theo dõi dài hạn cho thấy có mối liên hệ giữa việc bảo vệ và việc tiết sữa, các nhà nghiên cứu đưa tin trong bài báo đăng trên tạp chí Breastfeeding Medicine.

"Một lần nữa, xác nhận rằng việc cho con bú mang lại những lợi ích sức khỏe lớn không chỉ cho trẻ sơ sinh mà còn cho cả người mẹ cho con bú," Arthur I. Eidelman, Tổng biên tập của tạp chí Breastfeeding Medicine nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy ở những phụ nữ không béo phì, thời gian cho con bú liên quan trực tiếp tới việc giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao.

Theo đó, những phụ nữ cho con bú nhiều nhất (có từ 5 đến 11 đứa con) có nguy cơ cao huyết áp thấp hơn 51% so với những phụ nữ không cho con bú mẹ hoặc chỉ nuôi 1 đứa con bằng sữa mẹ. Những phụ nữ cho trẻ bú mẹ trong thời gian dài nhất (từ 96 đến 324 tháng) có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn 45% so với những người cho con bú trong thời gian ngắn nhất.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng kết quả có thể là do sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa khi cho con bú. Điều này làm giảm nguy cơ kháng insulin, béo phì và các bệnh khác như cao huyết áp.

Tóm lại, ngoài những lợi ích hiển nhiên dễ dàng nhìn thấy, việc cho con bú còn giúp bảo vệ các bà mẹ chống lại nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2 ...

BẢO NGHI (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dòng sữa yêu thương – kỳ II Mở ra những trang đời mới
Dòng sữa yêu thương – kỳ II: Mở ra những trang đời mới

“Gạo không có mẹ. Gạo uống sữa các mẹ”, những dòng trên facebook anh Ngô Quang H. ở Phong Điền cập nhật hình ảnh và cân nặng đứa con gái hơn ba tháng tuổi bụ bẫm với lời tri ân các bà mẹ cho sữa khiến nhiều người đọc rơi nước mắt.

Indonesia cấm quảng cáo sữa đặc có đường
Indonesia cấm quảng cáo sữa đặc có đường

Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm của Indonesia đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về các nguy cơ sức khỏe của sữa đặc có đường và cấm các quảng cáo nói rằng sản phẩm này là sữa thực sự hoặc sử dụng hình ảnh của trẻ nhỏ.

Tiêm chủng và sữa mẹ Cách tốt nhất để giảm tử vong ở trẻ sơ sinh
Tiêm chủng và sữa mẹ: Cách tốt nhất để giảm tử vong ở trẻ sơ sinh

Một trong những mục tiêu đầy tham vọng trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của LHQ là chấm dứt những trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa được ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thập kỷ tới. Nếu mục tiêu này được đáp ứng, đến năm 2030, không một quốc gia nào có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao hơn 12 ca trên 1.000 ca sinh.

73 trẻ mới sinh ở Việt Nam được bú sữa mẹ sớm sau sinh
73% trẻ mới sinh ở Việt Nam được bú sữa mẹ sớm sau sinh

Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo ước tính trên toàn cầu có 78 triệu trẻ mới sinh (3/5 số trẻ mới sinh) không được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên, khiến trẻ có nguy cơ tử vong, bệnh tật cao hơn và trẻ cũng ít có cơ hội được tiếp tục bú mẹ hơn.