Thứ Sáu, 20/05/2016 06:52

Nỗ lực đẩy lùi bệnh sốt rét trên toàn cầu

Theo báo cáo sốt rét thế giới năm 2018, tiến trình giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh đang chứng kiến sự đình trệ khá nghiêm trọng sau nhiều năm đạt được kết quả tích cực trên toàn cầu.

Sử dụng chó phát hiện mùi ký sinh trùng sốt rétHãng sơn Nhật Bản hỗ trợ Zambia xóa sổ bệnh sốt rét vào năm 2021Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều thách thức về tài chính để đẩy lùi bệnh sốt rétBill Gates cảnh báo về sự bùng phát của đại dịch sốt rétIndonesia: Lombok đau đầu đối phó với dịch sốt rét

WHO khuyến cáo cần nỗ lực đẩy lùi dịch sốt rét trên toàn cầu. Ảnh: PAHO

Để giảm thiểu các trường hợp tử vong do sốt rét và đẩy lùi dịch bệnh, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các đối tác đang tham gia một chiến dịch hành động vừa được ra mắt vào ngày 19/11 nhằm mở rộng công tác phòng chống và điều trị, cũng như tăng cường đầu tư, quan tâm và bảo vệ những người dễ bị tổn thương do căn bệnh chết người này.

Vào năm thứ hai liên tiếp, báo cáo thường niên của WHO cho thấy số trường hợp mắc sốt rét không hề có dấu hiệu giảm đi. Cụ thể, vào năm 2017, ước tính có khoảng 219 triệu trường hợp xác nhận mắc bệnh, cao hơn so với mức 217 triệu của năm 2016. Tuy nhiên, trong những năm trước đó, số người mắc bệnh giảm đi đáng kể, từ 239 triệu người vào năm 2010 xuống còn 214 triệu ca vào năm 2015.

“Đừng ai để mình phải thiệt mạng vì căn bệnh này. Tuy nhiên, thế giới cần đối mặt với một sự thật rằng khi tiến trình đối phó dịch bị trì trệ, điều này có nghĩa chúng ta đang lãng phí và tiêu tốn rất nhiều năm, tiền của và công sức để giảm thiểu số lượng bệnh nhân. Tôi cho rằng chúng ta phải làm một điều gì đó khác biệt ngay từ bây giờ. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta cần tập trung triển khai chiến lược toàn diện chống lại bệnh sốt rét bằng cách hành động hiệu quả hơn ngay từ cấp địa phương”, Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định.

Trong những năm gần đây, mặc dù công tác cung cấp, phân phối màn ngủ có xử lý chất chống muỗi đã được diễn ra đều đặn hơn tại khu vực châu Phi cận Sahara, song trong năm 2017, ước tính có đến ½ người dân sống trong khu vực nguy hiểm ở châu Phi vẫn không sử dụng đồ dùng này. Ngoài ra, số hộ gia đình có phun thuốc diệt muỗi và tỷ lệ người dân triển khai các biện pháp phòng bệnh đặc biệt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đang còn rất thấp.

Phù hợp với tầm nhìn chiến lược để mở rộng quy mô bảo vệ sức khỏe công đồng của WHO, kế hoạch ứng phó “Từ gánh nặng cực đoan đến tác động lớn” đã được đưa ra để hỗ trợ các nước, đặc biệt là các quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh, tử vong do sốt rét nhất. Kế hoạch triển khai dựa trên lời kêu gọi được tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra tại Hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5/2018. Để quản lý tốt dịch bệnh, kế hoạch ứng phó đưa ra 4 trụ cột chính bao gồm: Tăng cường quan tâm từ cấp quốc gia đến toàn cầu về giảm tử vong do sốt rét; thúc đẩy tác động thông qua tuyên truyền thông tin chiến lược; thiết lập hướng dẫn, chính sách và chiến lược toàn cầu phù hợp với tất cả các quốc gia có dịch và triển khai kế hoạch ứng phó cho từng quốc gia. 

Đan Lê (Lược dịch từ WHO)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.