Thứ Hai, 20/06/2016 18:38

Làm việc linh hoạt là cứu thế giới khỏi khí thải nhà kính

Một nghiên cứu mới vừa tiết lộ, làm việc linh hoạt - cho phép người lao động làm việc gần nhà hơn, giảm thời gian đi lại có thể sẽ hỗ trợ cắt giảm 214 triệu tấn Carbon Dioxide (CO2) thải ra môi trường mỗi năm vào năm 2030.

Giảm phát thải khí nhà kính từ nông nghiệpSau 3 năm ổn định, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 201727 thành phố trên thế giới tuyên bố ngừng gia tăng phát thải khí nhà kính

Làm việc linh hoạt là cắt giảm thời gian đi lại, cắt giảm khói bụi, cứu lấy hành tinh. Ảnh: Devdiscourse 

Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu độc lập tại công ty đa quốc gia Regus, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mở rộng quyền lựa chọn không gian làm việc, mọi người trên khắp thế giới có thể sẽ tiết kiệm hơn 3,53 tỷ giờ đi lại vào năm 2030, lượng CO2 giảm thiểu theo cách này có độ lớn tương đương bằng kết quả hoạt động của 5,5 tỷ cây xanh trong vòng 10 năm.

Bằng cách áp dụng lộ trình làm việc linh hoạt giúp tiết kiệm 115 triệu giờ đi lại, Vương Quốc Anh đặt mục tiêu giảm thiểu 7,8 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Với cùng phương pháp, Mỹ sẽ thiết lập nên kết quả khổng lồ với việc tiết kiệm 960 triệu giờ đi lại, giảm hơn 100 triệu tấn CO2 thải ra môi trường từ các phương tiện giao thông thải nhiều khói bụi.

Không chỉ có lợi cho môi trường, sau khi xem xét 16 quốc gia có thể áp dụng biện pháp mới, các nhà nghiên cứu ước tính nhiều khả năng những quốc gia này sẽ đóng góp hơn 10 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thế giới vào năm 2030.

Theo nội dung chương trình môi trường của Liên Hiệp quốc, cho đến năm 2030, mỗi năm thế giới cần giảm lượng phát thải nhà kính thêm khoảng từ 12 tỷ - 14 tỷ tấn để chạm đến cơ hội và khả năng hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2oC.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề, Tổng Giám đốc khu vực Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương của IWG – công ty mẹ của Regus Christos Misailidis khẳng định: “Bằng cách cho phép công nhân viên cắt giảm thời gian đi lại và áp dụng làm việc linh hoạt, hàng triệu tấn CO2 sẽ được cắt giảm mỗi năm. Khi môi trường đang đứng trước khủng hoảng, làm việc linh hoạt không còn là vấn đề cá nhân mà nó còn là lợi ích của hành tinh”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.