Thứ Sáu, 15/07/2016 11:07

Anh sôi sục trước cuộc bỏ phiếu quyết định về Brexit

Chính trường nước Anh đang nóng hơn bao giờ hết khi Hạ viện nước này hôm nay bước vào cuộc bỏ phiếu quan trọng về thỏa thuận rời Liên minh châu Âu (Brexit). Thủ tướng Theresa May đã lên tiếng cảnh báo các nghị sĩ rằng việc "ngáng đường" Brexit là phản bội hàng triệu cử tri Anh.

Các nhà lập pháp EU kêu gọi Anh “hoãn Brexit”EU khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận BrexitLo chia tay không đạt thỏa thuận, Anh và EU tính lùi thời điểm Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ

Vào hôm nay, 15/1, quốc hội Anh sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit sơ bộ mà chính phủ của Thủ tướng Theresa May rất khó khăn mới đạt được với Liên minh châu Âu hồi tháng 11/2018. Thỏa thuận là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài giữa London và Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016, khi cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi khối này.

Trước cuộc bỏ phiếu về Brexit mang tính quyết định, các dự báo cho thấy nhiều khả năng quốc hội sẽ bác thỏa thuận Brexit sơ bộ. Nếu điều đó xảy ra, Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3 theo kế hoạch mà không có một thỏa thuận nào, một viễn cảnh mà chính phủ và giới kinh doanh đặc biệt lo ngại bởi nó có thể khiến nước Anh rơi vào khủng hoảng.

Phát biểu một ngày trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Anh Theresa May hôm qua đã hối thúc các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit "vì lợi ích của đất nước". Bà cảnh báo việc cản trở thỏa thuận là phản bội hàng triệu cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit trong trưng cầu dân ý và điều đó sẽ là thảm họa cho nước Anh.

Theo kế hoạch, Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3, trừ khi có một hành động mới từ Quốc hội Anh nhằm ngăn chặn điều đó. Báo Sunday Times cuối tuần qua đưa tin rằng một số nghị sĩ có kế hoạch giành quyền kiểm soát chương trình nghị sự lập pháp từ chính phủ trong một hành động có thể cho phép quốc hội mở rộng hạn chót Brexit 29/3, hoặc thậm chí là lật đổ quyết định rời EU. 

Giữa cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên chính trường Anh trong ít nhất nửa thế kỷ qua, bà May ngày 14/1 đã dùng một bài phát biểu tại một nhà máy tại thành phố Stoke-on-Trent vốn ủng hộ Brexit tại miền trung nước Anh để cảnh báo rằng các nghị sĩ đang cùng nhau chặn Brexit giờ đây là một kết quả có khả năng cao hơn là nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận.

Sau đó Thủ tướng May trở lại quốc hội, nơi bà đề nghị các nghị sĩ cho thỏa thuận một cơ hội, nhắc tới các đảm bảo mà bà tìm kiếm được EU và cảnh báo quốc hội có thể làm chia rẽ nước Anh nếu bỏ phiếu phản đối thỏa thuận Brexit.

"Tôi muốn nói với các thành viên của tất cả các bên tại Hạ viện này. Dù các bạn có thể đã đưa ra quyết định gì trước đó thì trong 24 giờ tới hãy nhìn lại thỏa thuận này. Nó không hoàn hảo. Đúng, đó là một thỏa hiệp. Tôi muốn nói chúng ta nên hành động vì người dân Anh và tiếp tục xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước bằng cách ủng hộ thỏa thuận này vào ngày mai", bà May kêu gọi.

Theo BBC, Công đảng và các đảng đối lập khác dự kiến sẽ bỏ phiếu phản đối thỏa thuận, trong khi khoảng 100 nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ của bà May, và 10 nghị sĩ của đảng Liên minh Dân chủ, dự kiến cũng làm vậy.

Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng May đã công bố một bức thư chung từ Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, trong đó họ nhấn mạnh "cam kết chắc chắn" nhằm hành động hướng tới thỏa thuận. Tuy nhiên, họ cũng nói thêm rằng họ không thể bổ sung bất kỳ điều gì để thay đổi các điều khoản thỏa thuận đã đàm phán được với chính phủ của Thủ tướng May.

Brexit không có thỏa thuận là gì?

Tiến trình Anh rời EU đang gặp rất nhiều chông gai. Ảnh: BBC

"Brexit không có thỏa thuận" là khi Anh cắt toàn bộ quan hệ với EU chỉ sau 1 đêm. Chính phủ của Thủ tướng May và nhiều người khác tin rằng viễn cảnh đó sẽ gây thiệt hại lớn và muốn một giải pháp Brexit từ từ. Nhưng nếu Quốc hội không bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận, và không có hành động nào khác diễn ra, thì Anh sẽ vẫn rời EU mà không có thỏa thuận nào.

Theo phân tích của Ngân hàng Anh, việc Brexit mà không có thỏa thuận như vậy có thể ảnh hưởng tới đồng Bảng và giá nhà, khiến Anh rơi vào một cuộc suy thóai có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính 1 thập niên trước.

Brexit không có thỏa thuận có nghĩa là Anh sẽ không phải tuân thủ các quy định của EU. Thay vào đó, Anh cần tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thương mại. Nhiều doanh nghiệp có thể đối mặt các khoản thuế mới về nhập khẩu, xuất khẩu và dịch vụ, vốn nhiều khả năng sẽ làm tăng các chi phí hoạt động của họat động của họ. Điều đó cũng có nghĩa là giá một số hàng hóa tại Anh sẽ gia tăng.

Anh cũng có mất các thỏa thuận thương mại đã có với các quốc gia khác khi còn là một thành viên của EU. Tất cả các thỏa thuận sẽ cần được đàm phán lại cùng một thỏa thuận mới với chính EU.

Các hãng sản xuất tại Anh nhiều khả năng sẽ đối mặt với sự chậm chễ đối với hàng hóa đi qua biên giới.

Phía Liên minh châu Âu đang chờ đợi kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Anh hôm nay trước khi cân nhắc hành động tiếp theo. Tây Ban Nha hôm qua cho biết EU có thể nhất trí mở rộng thời hạn chót cho Brexit, nhưng không muộn hơn các cuộc bầu cử của Nghị viện châu Âu vào tháng 5 tới.

Anh cũng sẽ phải thiết lập các biện pháp kiểm soát người di cư. Một số chuyên gia Anh làm việc tại EU và người nước ngoài sống tại Anh có thể phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn cho tới khi tình trạng của họ được làm rõ. Ủy ban châu Âu thì cho biết dù trong viễn cảnh không có thỏa thuận thì du khách Anh sẽ không cần visa cho các chuyến thăm ngắn tới Eu tới 90 ngày.

Biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland sẽ trở thành biên giới bên ngoài để EU kiểm soát hải quan và di cư, mặc dù hiện chưa rõ các kiểm tra sẽ được tiến hành như thế nào hay ở đâu.

Những người ủng hộ Brexit thì cho rằng việc rời EU mà không có thỏa thuận sẽ là tích cực nếu có sự chuẩn bị thích hợp. Họ nói, các chỉ trích đang bị thổi phồng và bất kỳ thiệt hại trước mắt nào cũng sẽ được đền bù bằng các lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng việc rời EU mà không có thỏa thuận sẽ là một thảm họa với Anh: giá lương thực cao, dẫn tới thiếu hàng hóa và tắc nghẽn trên một số tuyến đường ở Đông Nam nước Anh do các biện pháp kiểm tra biên giới bổ sung.

Tương lai mông lung

Chưa rõ là nước Anh sẽ ra sao sau cuộc bỏ phiếu hôm nay.

Những người ủng hộ Brexit cho rằng, nếu thỏa thuận không được thông qua, Thủ tướng May có thể trở lại EU và đàm phán lại các phần gây tranh cãi nhất của thỏa thuận trước khi đưa thỏa thuận sửa đổi ra bỏ phiếu lại tại quốc hội, mặc dù liên minh châu Âu nói rằng có rất ít chỗ cho sự thỏa hiệp. Các bộ trưởng cấp cao được cho là đang hối thúc bà May tìm kiếm một kế hoạch chung với Công đảng đối lập, nêu ra một khả năng về một Brexit mềm mại hơn.

Trong khi đó, Công đảng muốn lập đổ chính phủ bằng việc thúc đẩy một cuộc tổng tuyển cử. Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn hồi cuối tuần qua còn cảnh báo rằng đảng của ông sẽ đưa ra một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà May nếu thỏa thuận Brexit không được ủng hộ vào hôm nay. Cũng có những lời kêu gọi ngày càng gia tăng về việc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit.

Theo Dantri

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Hoá đơn thực phẩm của người dân tăng thêm 6 tỷ bảng vì Brexit
Anh: Hoá đơn thực phẩm của người dân tăng thêm 6 tỷ bảng vì Brexit

Theo một nghiên cứu vừa được công bố hôm qua (1/12), việc Anh rời Liên minh châu Âu - còn gọi là Brexit, đã làm tăng thêm gần 6 tỷ bảng Anh (7,36 tỷ USD) trong hóa đơn thực phẩm của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng nặng nề nhất đến hộ gia đình cho thu nhập thấp và tiếp tục gây ra lạm phát “nóng”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.