Thứ Bảy, 16/07/2016 06:21

WHO xây dựng trung tâm y tế và môi trường châu Á – Thái Bình Dương tại Seoul

Được biết, trung tâm APCEH là trung tâm thứ hai được xây dựng theo mô hình này của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước đó, một trung tâm y tế và môi trường châu Âu của WHO đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Bon (Đức) vào năm 1991.

Dầu cọ tác động xấu đến sức khỏe tương tự như rượu và biaWHO triển khai tiêm chủng quy mô lớn để dập dịch sốt vàng ở EthiopiaWHO công bố chiến lược tăng cường kiểm soát thuốc láWHO: Kiểm soát thuốc lá ở các nước kém phát triển vẫn còn quá chậmWHO công bố hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về vệ sinh và sức khỏe

Trung tâm y tế và môi trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ được xây dựng ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh minh họa: Iran Daily

Theo thông tin từ Bộ Môi trường Hàn Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ mở một trung tâm y tế và môi trường khu vực tại thủ đô Seoul vào tháng 5 tới nhằm xác định các rủi ro về môi trường và sức khỏe, cũng như cung cấp tư vấn cho chính phủ các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Vào ngày 15/1/2019, Bộ Môi trường, WHO và chính quyền thành phố Seoul đã ký kết thành công biên bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm y tế và môi trường châu Á – Thái Bình Dương (APCEH).

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Cho Myung-rae cho hay: “Chúng tôi xây dựng trung tâm khu vực của WHO với mục tiêu chính nhằm tạo nên môi trường lành mạnh, trong đó mọi người đều được đảm bảo sẽ tránh xa các yếu tố môi trường độc hại như khói bụi và hóa chất”. Theo nội dung biên bản ghi nhớ (MOU), dự kiến trung tâm sẽ chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại tòa nhà SGC vào tháng 5 tới.

Được biết, nhiệm vụ chính của APCEH là thu thập thông tin và bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe, từ đó đưa ra những chính sách đúng đắn để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện năng lực y tế của khu vực.

Trung tâm sẽ hoạt động với ba nhóm chính bao gồm: một đội ngũ chuyên chịu trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm không khí, năng lượng và sức khỏe; một đội về biến đổi khí hậu và y tế; đội còn lại sẽ chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nước và môi trường sống.

Được biết, trung tâm APCEH là trung tâm thứ hai được xây dựng theo mô hình này của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước đó, một trung tâm y tế và môi trường châu Âu của WHO đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Bon (Đức) vào năm 1991.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.