Thứ Tư, 03/08/2016 13:56

Singapore là quốc gia tốt nhất để bắt đầu kinh doanh tại châu Á

Theo báo cáo xếp hạng Doing Business 2019 của Ngân hàng thế giới (WB), Singapore được ghi nhận là quốc gia xếp thứ hai trên thế giới về mức độ dễ dàng để bắt đầu công việc kinh doanh.

Hiệp định Đối tác Kinh tế EU-Nhật Bản chính thức có hiệu lựcKinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng liên tiếp trong 10 nămSingapore, Nhật Bản và Australia thảo luận về quy tắc thương mại điện tửSingapore vẫn giữ vị trí thứ hai thế giới về thu hút nhân tài

Singapore là quốc gia tốt nhất để bắt đầu kinh doanh tại châu Á. Ảnh: SME Portal

Trong khu vực châu Á, đảo quốc sư tử cũng đứng đầu danh sách về hạng mục này, xếp ngay sau Singapore là Hàn Quốc.

Chứng kiến kinh tế phát triển nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng rõ rệt, Malaysia cũng cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng của mình khi trở thành quốc gia tốt thứ ba để kinh doanh tại châu Á, cùng lúc đứng thứ 15 trên toàn cầu.

Với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, Thái Lan cũng được gọi tên trong top 4 quốc gia hàng đầu tại châu Á về khả năng kinh doanh. Trên trường quốc tế, Thái Lan xếp thứ 27.  Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xếp hạng 5 tại châu Á và 39 trên toàn cầu.

Cũng trong danh sách xếp hạng đưa ra bởi Ngân hàng thế giới (WB), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời cũng nhà nhà xuất khẩu lớn nhất – Trung Quốc cũng chứng kiến sự phát triển kinh tế khá tích cực, hỗ trợ nước này xếp vị thứ 46 trên toàn cầu.

Nhà nước Brunei Darussalam chỉ xếp hạng thứ 55 trên trường quốc tế, chính thức đánh mất danh hiệu là nền kinh tế chứng kiến sự cải thiện tốt nhất trong vòng 3 năm qua.

Theo WB, Việt Nam, Indonesia và Mông Cổ là các quốc gia châu Á trải qua suy thoái kinh tế trong năm nay. Cụ thể, Việt Nam và Indonesia lần lượt xếp hạng 69 và 73, thấp hơn những gì đã đạt được trong một năm trước đó. Mông Cổ cũng tụt 12 bậc và xếp hạng 74 trên toàn cầu về mức độ dễ dàng để kinh doanh.

Là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Ấn Độ đạt được sự phát triển vượt bậc và xếp hạng thứ 77 trên toàn cầu về hạng mục này.

Bên cạnh các quốc gia khác, trong báo cáo xếp hạng Doing Business 2019, Campuchia, Lào, Myanmar và Bangladesh là những quốc gia châu Á xếp hạng thấp nhất khi đề cập đến sự dễ dàng trong việc bắt đầu kinh doanh. Cụ thể, Bangladesh xếp thứ 176, Lào xếp thứ 154 và Campuchia đứng thứ 138. Không  đạt được nhiều thay đổi so với năm ngoái, Myanmar vẫn giữ nguyên vị trí khi xếp thứ 171 trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.