Thứ Sáu, 05/08/2016 09:30

Đón Tết Kỷ Hợi ở nhiều nơi trên thế giới

Nhiều quốc gia bắt đầu chào đón năm mới Kỷ Hợi vào hôm nay (5/2), mở ra một năm mới với những lời cầu nguyện, những bữa tiệc gia đình và nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn.

Năm Hợi, giới trẻ Đài Loan đua nhau nuôi lợn cảnhTrung Quốc: Đến hẹn lại lên cuộc đại di cư về quê ăn TếtCác quốc gia đón Tết Nguyên đán khác Việt Nam ra sao?Người châu Á và những điểm đến yêu thích trong kỳ nghỉ tết 2019Rộn ràng không khí đón Tết Việt trên đất Pháp

Tết Kỷ Hợi diễn ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới từ ngày 5/2/2019. Ảnh: AFP

Trong tuần qua tại Trung Quốc, hàng trăm triệu người chen chúc nhau trên các chuyến xe lửa, xe buýt, xe hơi và máy bay để đoàn tụ với gia đình và bạn bè, trong “cuộc di cư hàng năm lớn nhất hành tinh” mỗi dịp Tết đến.

Lễ đón năm mới sẽ diễn ra trên toàn cầu, từ các cộng đồng người Trung Quốc lâu đời ở Đông Nam Á cho đến các khu phố Tàu mới được thành lập gần đây tại Sydney, London, Vancouver, Los Angeles và nhiều nơi khác.

Năm mới Kỷ Hợi với biểu tượng con lợn tượng trưng cho sự may mắn và giàu có trong văn hóa Trung Quốc. Theo đó, dịp Tết năm nay là sự bùng nổ của các loại hàng hóa và đồ trang trí có hình con lợn.

Ngày càng có nhiều người Trung Quốc chọn đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết, với các điểm phổ biến là Thái Lan, Nhật Bản và các địa điểm du lịch hàng đầu khác. Kỳ nghỉ Tết năm nay, ứớc tính có khoảng 7 triệu khách du lịch Trung Quốc sẽ đi du lịch nước ngoài, theo số liệu từ công ty du lịch Trung Quốc Ctrip.

Trong khi đó ở Hồng Kông, các chợ hoa chật kín người dân mua hoa lan, hoa đào để trang trí nhà cửa.

Ở Malaysia, một số trung tâm mua sắm trưng bày các đồ trang trí hình con lợn, nhiều cửa hàng cũng ngập trong sắc đỏ đón chào năm mới.

Tại Indonesia, quốc gia có lượng người Hồi giáo lớn nhất thế giới cũng có dân số Trung Quốc khá đông, Tết Nguyên đán cũng là một ngày lễ lớn.

Tại Nhật Bản, Tháp Tokyo nổi tiếng của thủ đô đã chuyển sang màu đỏ để chào mừng năm mới. Đây là lần đầu tiên hoạt động này diễn ra ở Tokyo. Các cuộc diễu hành và múa lân đón tết nguyên đán ở các thành phố phương Tây như Los Angeles và London dự kiến cũng ​​sẽ thu hút rất đông người tham dự.

Ngọn lửa trong hố nhang do du khách đến ném nhang cầu may tại chùa Longhua ở Thượng Hải trong dịp đầu năm mới ở Trung Quốc vào đêm giao thừa (4/2/2019). Ảnh: AFP

Trẻ em đội mũ hình thú tạo dáng trước một chú lợn khổng lồ trong Tết Nguyên đán ở Hồng Kông. Ảnh: AFP

Múa lân với đèn LED, biểu diễn trên sàn kính của tòa nhà King Power Mahanakhon, cao nhất Thái Lan với chiều cao 314m ở Bangkok đêm 4/2/2019. Ảnh: AP

Hàng ngàn người cầu nguyện thắp nhang ở đền Wong Tai Sin nổi tiếng của Hồng Kông trong đêm Giao thừa. Ảnh: AFP

Người Malaysia gốc Hoa chụp ảnh selfie tại một ngôi đền ở Kuala Lumpur trong đêm Giao thừa. Ảnh: AP

 Cầu nguyện trong đêm Giao thừa tại một ngôi đền ở Jakarta. Ảnh: AP

Người dân mua sắm đồ trang trí Tết Nguyên đán trong khu phố Tàu ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA & FMT)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường bình ổn trong  sau Tết Nguyên đán Quý Mão
Thị trường bình ổn trong & sau Tết Nguyên đán Quý Mão

Bên cạnh chợ đầu mối Phú Hậu, từ mùng 2 Tết, trên địa bàn tỉnh có siêu thị GO! Huế mở cửa trở lại cùng một số chợ dân sinh có vài quầy hàng bán lấy ngày. Điều này giúp nhu cầu về thực phẩm, hàng thiết yếu của người tiêu dùng không bị gián đoạn cục bộ.

Năng lượng cho một chu kỳ mới
Năng lượng cho một chu kỳ mới

Với phần lớn mọi người, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão sắp kết thúc. Tết Nguyên đán, về tự nhiên, là dịp đánh dấu một chu kỳ mới của đất trời; về xã hội, là dịp sống lại những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, tri ân tổ tiên, nguồn cội. Với người Việt, đây chính là kỳ nghỉ dài nhất trong một năm. Tết năm nay, trừ một số công việc đặc thù, người lao động được nghỉ trọn vẹn 7 ngày. Chưa kể, sau khi “khai xuân” vào ngày 27/1, người lao động tiếp tục được nghỉ cuối tuần hai ngày nữa.