Chủ Nhật, 07/08/2016 10:06

Trên 2.100 tỷ đồng xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Dương

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái biển Hải Dương, tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư TDH biển Hải Dương Huế làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng diện tích đất khoảng 134 ha, tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2.107 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Quy mô dự án, gồm 3 khu: Khu S1 - Khu du lịch trung cấp với diện tích khoảng 56,5ha, bao gồm: Khách sạn 4 sao, căn hộ nghỉ dưỡng dịch vụ 4 sao, bungalow, villa, bể bơi, gym, spa, nhà hàng, club house, Khu dịch vụ. Khu S2 - Khu du lịch cao cấp (diện tích khoảng 47,5ha), bao gồm: Khách sạn 5 sao, Căn hộ nghỉ dưỡng dịch vụ 5 sao, Bungalow, villa, bể bơi, gym, spa, nhà hàng, club house, khu hội nghị quốc tế, tổ chức sự kiện cấp quốc gia và khu vực. Khu S3 - Khu du lịch sinh thái (diện tích khoảng 30ha), bao gồm: Bungalow, villa, bể bơi, gym, spa, nhà hàng, club house.

Mục tiêu dự án là xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp hài hòa, phong phú giữa nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các điểm tham quan thể thao với các loại hình hiện đại, đa dạng và tiện nghi, kết hợp giữa truyền thống với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Dự kiến dự án triển khai xây dựng giai đoạn 1 (khu S1) vào tháng 9/2019, hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 1/2022; giai đoạn 2 (khu S2 và S3) từ tháng 1/2022, hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 6/2023.

Với lợi thế hơn 128 km đường biển và hệ đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á rộng trên 22.000ha, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định đến năm 2020 phát triển mạnh du lịch biển và đầm phá nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, nhất là du lịch sinh thái, tập trung ở khu vực Chân Mây - Lăng Cô và vùng ven biển, ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch biển để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng nâng cấp, làm mới các sản phẩm du lịch biển, đầu tư triển khai hàng loạt dự án mới… nhằm đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của địa phương.

Hiện tại, ngoài dự án nâng cấp cảng Chân mây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai đầu tư nhiều dự án ven biển khác tại các bãi biển nổi tiếng khác như ở Tư Hiền, Lộc Bình...

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bồi đắp lá phổi xanh ở thượng nguồn sông Ô Lâu
Bồi đắp "lá phổi xanh" ở thượng nguồn sông Ô Lâu

Hiện nay, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), thuộc Bộ TN&MT đang phối hợp Sở TN&MT và các ban, ngành địa phương tiến hành khảo sát, tổ chức trồng rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền.

Ra mắt cửa hàng sinh thái
Ra mắt cửa hàng sinh thái

Hội Nông dân TP. Huế phối hợp với dự án "Huế- đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam" do tổ chức WWF-Việt Nam tài trợ đã tổ chức ra mắt cửa hàng sinh thái với mô hình trạm Refill Station (trạm nạp đầy) tại Cửa hàng Nông dân, số 32 Phùng Hưng và Cửa hàng Liên minh Xanh, số 73 Thạch Hãn (TP. Huế) vào sáng 9/12.

Động lực để phát triển
Động lực để phát triển

Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ quan điểm: Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh...