Thứ Sáu, 16/09/2016 14:28

Thế giới cam kết giảm tối đa sản phẩm nhựa dùng một lần

Vừa qua, các quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc thống nhất cam kết sẽ giảm đáng kể việc tiêu thụ sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong thập kỷ tới.

Thị trấn của Đức áp dụng thuế đối với sản phẩm dùng 1 lầnCác nước EU ủng hộ dự luật cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần250 tổ chức lớn cam kết cắt giảm chất thải nhựa để hạn chế ô nhiễmAnh cảnh báo rác thải nhựa trên đại dương tăng 3 lần trong 1 thập kỷLHQ kêu gọi hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa để bảo vệ đại dương

Thế giới cam kết giảm tối đa sản phẩm nhựa dùng một lần. Ảnh: Dw

Cam kết được đưa ra sau cuộc họp với gần 200 bộ trưởng các nước tại Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) diễn ra ở Nairobi, Kenya. Trong đó, lãnh đạo các nước cam kết “giải quyết ảnh hưởng, thiệt hại cho môi trường bằng cách giảm đáng kể số lượng sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2030”.

Động thái nhằm mục tiêu hạn chế các sản phẩm nhựa dùng một lần như cốc nhựa, túi nhựa, ống hút...

Mặc dù tuyên bố đã được đưa ra nhằm đánh dấu cam kết toàn cầu đầu tiên về kiềm chế sử dụng nhựa, song nhóm các nhà bảo vệ môi trường cho rằng cam kết này vẫn không đủ để khẩn trương giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm đang đe dọa phá hủy thế giới.

Tại buổi họp, hầu hết các nước, bao gồm các thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ấn Độ về việc đảm bảo các nước sẽ loại bỏ tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần khó phân hủy vào năm 2025.

Tính đến thời điểm hiện tại, môi trường tự nhiên đang phải chịu đựng nhiều tác động và đứng trước nguy cơ lớn khi mỗi năm có khoảng 500 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng trên toàn thế giới. Cùng với đó, mỗi phút cũng có 1 triệu chai nhựa sử dụng một lần bán đến tay người tiêu dùng. Mỗi năm, khoảng 8,8 triệu tấn phế phẩm nhựa bị xả thẳng ra đại dương, đe dọa sự sống của sinh vật biển và các rạn san hô đến mức đáng báo động.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn
Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước… (gọi chung là đồ nhựa dùng một lần) là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.