Thứ Hai, 03/10/2016 06:28

NASA nỗ lực đưa phi hành gia lên Sao Hỏa vào năm 2033

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) từng nói rằng họ muốn các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2024, và hôm qua (2/4) lên tiếng xác nhận muốn đưa con người tới Sao Hỏa vào năm 2033.

Tàu thám hiểm của NASA hạ cánh thành công xuống Sao HỏaSao Hỏa sắp "đón khách" từ MỹNASA đưa máy bay trực thăng không người lái lên sao Hỏa

NASA muốn đưa phi hành gia lên Sao Hỏa vào năm 2033. Ảnh: AFP

Phát biểu tước các nhà lập pháp tại một phiên điều trần của Quốc hội trên đồi Capitol ngày 2/4, quản trị viên của NASA - ông Jim Bridenstine nêu rõ, “chúng tôi muốn có một cuộc đổ bộ lên Sao Hỏa vào năm 2033”, và để đạt được mục tiêu đó, mọi nỗ lực cho chương trình (bao gồm cả chương trình đặt chân xuống mặt trăng) cần phải được đẩy nhanh hơn nữa.

Theo JapanTimes, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa rút ngắn thời gian biểu để đưa con người trở lại Mặt Trăng thêm 4 năm, xuống năm 2024. Cột mốc mới được cho là mang ý nghĩa chính trị khi đó sẽ là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.

Nhiều chuyên gia và các nhà lập pháp lo ngại rằng NASA không thể đưa ra thời hạn, đặc biệt là do sự chậm trễ trong việc phát triển tên lửa đẩy hạng siêu nặng mới, Hệ thống phóng không gian, được chế tạo bởi hãng hàng không vũ trụ Boeing.

Với khoảng cách cần di chuyển, bất kỳ nhiệm vụ nào lên Sao Hỏa sẽ mất ít nhất 2 năm. Trong khi chỉ mất 3 ngày để lên Mặt Trăng, thì riêng việc lên Sao Hoả sẽ mất đến 6 tháng. Một chuyến đi khứ hồi tới Sao Hỏa chỉ có thể diễn ra khi Hành tinh Đỏ nằm cùng phía với mặt trời với Trái đất - xảy ra khoảng 26 tháng một lần, ví dụ như vào các thời điểm trong năm 2031, 2033, v.v.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Japantimes)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu
NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa quyết định hợp lực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, một động thái mà 2 cơ quan này nhận định là sẽ mở đường cho một phản ứng toàn cầu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.