Thứ Tư, 12/10/2016 07:45

Luôn nhớ về quá khứ và lịch sử

Hàng năm, cả nước có những ngày lễ lớn: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Ngày Quốc khánh (2/9)... Qua những ngày lễ nó i chung và Giỗ tổ nói riêng, cần phải tiếp tục giáo dục cho người dân ý thức dân tộc, lịch sử dân tộc.

Phú Thọ - miền đất 2 di sản văn hóa thế giớiBắt đầu các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2018Đền Hùng - biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Điệu múa của người Mường tại trại văn hóa, khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Ảnh: VIỆT HÀ

Khi môn lịch sử bị xem nhẹ

Trong một thời gian chưa phải là dài, môn lịch sử ở các cấp học đã bị không ít học sinh coi nhẹ. Khi thi môn học này, nhiều em làm bài theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và hậu quả là có những bài thi "cười ra nước mắt”. Trong đó, các sự kiện, các thời kỳ lịch sử thường bị nhầm lẫn, không phải chỉ lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại mà ngay lịch sử hiện đại với những sự kiện mới vừa xảy ra, những nhân chứng sống đang còn đó.

Nguyên nhân đã được phân tích nhiều góc độ khách quan- chủ quan, người dạy- người học, giáo trình - phương pháp... Nhưng dù do nguyên nhân nào chăng nữa thì kết quả của việc xa rời môn lịch sử, không thích học lịch sử là điều ai cũng thấy.

Trong nhà trường, học sinh không thích học, tất yếu sẽ tạo tâm lý thiếu hứng khởi, thiếu nhiệt tình của người dạy. Ở ngoài xã hội, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, sự hòa nhập trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa với cuộc cách mạng khoa học- công nghệ diễn ra nhanh như vũ bão đang thúc đẩy các ngành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ lên ngôi. Tiếp cận với khoa học công nghệ mới, "đi tắt đón đầu” để đưa đất nước đi lên là điều tất yếu. Tri thức nhân loại không ngừng thay đổi, dừng lại là thụt lùi. Ý thức được điều đó nên cũng dễ hiểu rằng dân ta nói chung và tuổi trẻ hôm nay nói riêng lựa chọn các môn khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ để định hướng cho sự học tập của mình. Môn lịch sử tất nhiên bị xem nhẹ.

Hơn nữa, bài toán kinh tế là dễ nhìn thấy rõ nhất khi học các ngành kinh tế, du lịch, dịch vụ… có cơ hội để vươn lên làm giàu, khẳng định mình. Đó là điều đúng đắn, cần phải tạo mọi cơ hội để mọi người vươn lên, vì một trong những mục tiêu mà cả xã hội đang phấn đấu đó là “dân giàu, nước mạnh”.

Trước đây, dân ta đã được giáo dục và ý thức được nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc bị nô lệ, vì vậy, cả dân tộc đã đứng lên để xóa bỏ nỗi nhục đó, “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thế hệ cha anh chúng ta đã xóa đi được nỗi nhục đó, làm nên kỳ tích vẻ vang. Ngày nay, khi đã trở thành người chủ đất nước, thế hệ hôm nay phải giữ được đất nước, đưa đất nước đi lên để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, phải xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, đó là mệnh lệnh của dân tộc, của thời đại. 

Muốn giữ nước phải biết lịch sử

Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Muốn giữ nước phải biết lịch sử, lãng quên chính là sự phản bội. Lãng quên lịch sử sẽ phải trả giá - đó là bài học đã được thực tiễn của nhiều dân tộc chứng minh trong thời đại ngày nay.

Sự lạc hậu của một dân tộc là đáng sợ, nhưng không đáng sợ bằng sự héo hon của tinh thần dân tộc. Đã có sự đổi mới tư duy về kinh tế, sự đỡ đầu của các doanh nhân, các tổ chức và cả chính sách của Nhà nước cho các tri thức trẻ để tạo đà cho họ vươn lên trong làm ăn kinh tế, nghiên cứu khoa học công nghệ, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng đối với chuyên ngành lịch sử thì sao? Cầm tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành sử học so với tấm bằng tốt nghiệp của các chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ... khi đi xin việc mới thấy ngành nào có nhiều cơ hội hơn (xin không bàn đến những hình thức tiêu cực khi chạy việc, xin việc), thì rõ ràng sử học vẫn nằm ở thế yếu. Môn lịch sử cứ thế xa dần với người dạy, với người học.

Nhưng thực tế lại có một đòi hỏi khác, đó là muốn đưa đất nước đi lên thì cần phải phát huy vai trò của văn hóa. Văn hóa trở thành mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, những giá trị văn hóa được kết tinh trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Để đánh thắng những kẻ xâm lược với những vũ khí tối tân, hiện đại đó là nhờ vào sức mạnh “nội sinh” là văn hóa, là tinh thần của dân tộc, chính đó là động lực của sự phát triển của dân tộc. Động lực này không thể tìm ở đâu khác ngoài việc học trong lịch sử, tìm trong lịch sử.

Phát triển đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc nằm trong truyền thống, trong lịch sử dân tộc. Không nắm được lịch sử dân tộc, không thể nói đến giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Bản sắc còn - dân tộc còn; bản sắc mất - dân tộc mất.

Bản sắc dân tộc Việt Nam là gì? Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc đó chi phối toàn bộ đời sống dân tộc Việt Nam qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, nó được biểu hiện rõ rệt nhất trước những thách đố của lịch sử và vận mệnh của dân tộc.

Ngày nay, các thế lực thù địch đang chống phá nước ta, chúng tìm cách bôi đen lịch sử, xuyên tạc lịch sử. Vì vậy, để bảo vệ đất nước cần phải trang bị cho mọi người dân những tri thức đúng về lịch sử dân tộc.

ThS. Trần Trọng Hướng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Lấy ý kiến, tìm mẫu tượng đẹp nhất về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để dựng
Lấy ý kiến, tìm mẫu tượng đẹp nhất về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để dựng

Sau hơn hai năm phát động dự án dựng tượng cố nhạc sĩ tài hoa “Trịnh Công Sơn hát Nối vòng tay lớn”, đến thời điểm này ban tổ chức đã nhận được rất nhiều mẫu tượng phác thảo. Những mẫu tượng này vừa được trưng bày, giới thiệu để lấy ý kiến công chúng trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo.

Thêm một công trình nghiên cứu công phu về Huế
Thêm một công trình nghiên cứu công phu về Huế

“Tuyển tập Huế Xưa & Nay” là một cuốn sách vừa được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế biên soạn, NXB Thuận Hóa in ấn, phát hành. Dày hơn 650 trang, cuốn sách hết sức công phu này sẽ tiếp tục góp phần vào các công trình nghiên cứu về Huế.