Thứ Sáu, 28/10/2016 15:14

Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

Thùng rác được sản xuất từ nhựa tái chế, bên trong đặt một chiếc túi lọc và được gắn vào một chiếc máy bơm có nhiệm vụ hút nước ra khỏi thùng.

Thái Lan cấm sử dụng nhiều loại nhựa từ cuối năm 2019Hàn Quốc cấm siêu thị sử dụng túi nhựa một lầnSự thật tàn khốc: 90,5% phế phẩm nhựa không được tái chế250 tổ chức lớn cam kết cắt giảm chất thải nhựa để hạn chế ô nhiễm

Rác thải dưới nước đang là một trong những vấn đề khiến nhiều quốc gia đau đầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hai người người yêu biển tại Australia đã sáng chế ra thùng thu gom rác dưới nước. Đây đang được coi là một trong những biện pháp đơn giản, hiệu quả góp phần làm sạch các vùng nước đang bị ô nhiễm rác thải.

Andrew Turton và Pete Ceglinski trong xưởng thiết kế mẫu thùng rác biển. Ảnh: Seabin Project

Thùng gom rác dưới nước là sản phẩm do hai thanh niên đam mê môn lướt sóng là Andrew Turton và Pete Ceglinski cùng phối hợp sáng chế ra sau khi tận mắt chứng kiến ngày càng nhiều rác thải xuất hiện trên biển. Xuất phát từ ý nghĩ tạo sao có thùng rác trên đất liền mà lại không có thùng chứa rác dưới nước nên Andrew và Pete quyết tâm phải tìm ra giải pháp để góp phần làm sạch biển bằng việc lập nên công ty Seabin vào năm 2015. Sau một thời gian nghiên cứu, đến năm 2016, thùng gom rác dưới biển đầu tiên đã được sản xuất và lắp đặt thử nghiệm tại Tây Ban Nha.

Thùng rác được sản xuất từ nhựa tái chế, bên trong đặt một chiếc túi lọc và được gắn vào một chiếc máy bơm có nhiệm vụ hút nước ra khỏi thùng. Thùng rác này được đặt dưới nước và luôn được để nổi dập dềnh. Lực hút của máy bơm sẽ tạo ra dòng nước hút các loại rác thải dưới nước chui vào trong thùng. Hàng ngày sẽ có người đến kiểm tra và lấy rác ra khỏi thùng. Anh Pete Ceglinski, một trong hai người sáng chế ra thùng rác nổi cho biết, không chỉ thu gom rác thải dưới nước, thùng rác loại này còn hút được cả dầu, mỡ nổi trên mặt nước:

“Chúng tôi tìm thấy đầu lọc thuốc lá, các cốc nhựa, ống hút nhựa.Đặt các thùng rác này vào các khu vực có nhiều rác thải nhất ở dưới nước vì đó là nơi mà gió và thủy triều đẩy rác vào thùng”, anh Pete Ceglinski nói. 

Ưu điểm của thùng rác nổi là hoạt động hiệu quả liên tục 24/7, đơn giản, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, ít phải bảo dưỡng và chi phí thấp so với hiệu quả mà nó mang lại. Chị Emily Jateff thuộc Bảo tàng hàng hải Australia tại Sydney, nơi mới được lắp đặt thùng rác này khẳng định, rác được lấy ra từ thùng sẽ được phân loại trước khi mang đi xử lý.

“Tất cả những gì có thể tái chế đều có thể được nhặt ra. Thật sự không có gì là khó khăn nếu mọi người cùng tham gia và đóng góp một phần nhỏ của mình”, chị Emily Jateff chia sẻ.

Cho đến lúc này, công ty Seabin đã lắp đặt 719 thùng rác nổi khắp nơi trên thế giới. Không chỉ góp phần vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm dưới nước, dự án thùng rác nổi của Seabin còn mang ý nghĩa giáo dục cao và là địa chỉ để các nhà khoa học có thể phối hợp trong các nghiên cứu về rác thải cũng như công nghệ mới trong thu gom và xử lý rác thải.

Công ty Seabin đã nhận được nhiều giải thưởng của Australia và giải thưởng quốc tế cho sáng chế về thùng rác dưới nước, góp phần quan trọng vào nỗ lực làm sạch nguồn nước của cộng đồng.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia chi 5 tỷ USD xây dựng và tân trang các địa điểm tổ chức Olympic Brisbane 2032
Australia chi 5 tỷ USD xây dựng và tân trang các địa điểm tổ chức Olympic Brisbane 2032

Chính phủ Liên bang Australia và chính quyền bang Queensland hôm nay (17/2) thông báo sẽ chi tổng cộng 7,1 tỷ AUD (4,9 tỷ USD) để xây dựng các địa điểm mới và tân trang lại những địa điểm hiện có ở nước này trước năm 2023 để chuẩn bị cho Thế vận hội (Olympic) mùa Hè tại thành phố Brisbane, bang Queensland.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.