“Áo dài trên con đường di sản" cũng là nơi gặp gỡ của được 17 nhà thiết kế để cùng chia sẻ niềm tự hào và truyền cảm hứng về di sản văn hóa dân tộc qua 16 bộ sưu tập áo dài đặc sắc.
Tham gia đêm hội có các nhà thiết kế tên tuổi như: Minh Hạnh, Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh…
Trên chất liệu lụa truyền thống, “Áo dài trên con đường di sản” giới thiệu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên con đường di sản miền Trung. Đó là Thành nhà Hồ của Thanh Hóa, dân ca ví dặm của vùng Nghệ - Tĩnh, Phong Nha – Kẻ Bàng của đất Quảng Bình, Quần thể di tích triều Nguyễn của Cố đô Huế và phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn của xứ Quảng Nam.
Chiếc áo dài không chỉ thể hiện văn hóa mặc, văn hóa giao tiếp của người Việt mà còn là hình ảnh thiêng liêng đã đi cùng lịch sử dân tộc.
Lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn, nhà thiết kế Việt Bảo mượn chất liệu tơ tằm truyền thống để gợi nhớ về một thời vàng son của vương triều qua nghệ thuật điêu khắc và các họa tiết trang trí từ các linh vật, hoa lá…
Huế là nơi tổ chức lễ hội Áo dài đầu tiên vào năm 2000. Đến nay, lễ hội Áo dài ở mỗi kỳ festival Huế vẫn là điểm hẹn hấp dẫn của người dân địa phương và du khách.
Với Huế, “Áo dài trên con đường di sản” không đơn thuần là lễ hội mà là cách Huế cùng bạn bè “khoe” vẻ đẹp tinh thần xứ sở của mình.
Cùng chiêm ngưỡng một số bộ sưu tập áo dài tối 28/4:
Mở màn cho đêm hội áo dài là bộ sưu tập "Thành nhà Hồ" của NTK Genviet Jeans
"Dân ca ví dặm" của NTK Cao Duy
Huyền ảo trong ánh đèn vàng
"Phong Nha Kẻ Bàng" của NTK Thanh Thúy
Bộ sưu tập cùng tên "Quần thể di tích Cố đô"
Bộ sưu tập "Nhã nhạc cung đình Huế" của NTK Trần Thanh Mẫn
Bộ sưu tập "Nhã nhạc cung đình Huế" của NTK Ngọc Hân
Bộ sưu tập phố cổ Hội An
Bộ sưu tập "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên" của NTK Minh Hạnh với sự góp mặt của NSND Trà Giang là tiết mục cuối của "Áo dài trên con đường di sản"
Thủy Nhân (thực hiện)