Thứ Năm, 03/11/2016 06:00

Một tấm gương bình dị mà cao quý

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhiều cán bộ, người dân của tỉnh đã không khỏi tiếc thương, đồng thời bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đến người con ưu tú của quê hương.

Gia đình Đại tướng Lê Đức Anh mong muốn miễn nhận tiền phúng điếuVị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc

Di ảnh Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh được đặt trang trọng tại quê nhà (làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc). Ảnh: P. Thành

Bà Nguyễn Thị Lợi, trú tại xã Phong Thu (Phong Điền) tâm sự: “Gia đình tôi là gia đình cách mạng, nên tôi rất hiểu giá trị của sự độc lập, tự do của quê hương, đất nước. Để quê hương, đất nước được như ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của Đại tướng Lê Đức Anh. Mấy ngày nay nghe tin Đại tướng mất, không chỉ cá nhân tôi mà tất cả ai hiểu giá trị của sự độc lập, tự do đều bày tỏ sự xúc động, tiếc thương vô cùng”.

Trong câu chuyện với chúng tôi, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân xã Lộc An (Phú Lộc) đều thể hiện niềm thương tiếc khi Đại tướng qua đời. Họ nhắc nhiều đến những kỷ niệm với Đại tướng Lê Đức Anh. Đó là những lần Đại tướng về thăm quê hương, nghe Đại tướng nói chuyện hay chỉ là một sở thích nho nhỏ nhưng rất đỗi bình dị của Đại tướng là muốn uống một bát nước chè Truồi.

“Nhiều lần về quê, lần nào Đại tướng cũng bảo người thân dẫn ra sông Truồi. Đại tướng kể cho nhiều người nghe những câu chuyện thời bé cùng bạn bè đùa nghịch bên dòng sông này; về cuộc sống cơ cực nhưng ấm áp tình cảm gia đình và bà con; rồi những ngày Đại tướng tham gia cách mạng, đi theo Đảng... Mỗi người dân nơi đây, luôn tự hào về Đại tướng Lê Đức Anh và những đóng góp của ông cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc”, ông Trần Đình Hàng, trú tại làng Bàn Môn, xã Lộc An xúc động.

Ông Nguyễn Phúc Ưng Ân, trú tại phường Phú Hiệp (TP. Huế) thì chia sẻ: “Đây là một sự mất mát lớn của Đảng và đất nước ta, nhất là với quê hương Thừa Thiên Huế. Suốt cuộc đời cách mạng, tôi thực sự khâm phục trước sự cương quyết, quyết tâm và đức tính giản dị của Đại tướng. Tôi biết, Đại tướng đã từ chối ở trong biệt thự mà Đảng, Nhà nước cấp, mà chỉ ở trong nhà công vụ. Điều đáng trân quý là Đại tướng đặc biệt cương quyết không dùng quyền lực, mối quan hệ để nâng đỡ người thân. Hành động, đức tính đó của Đại tướng đáng để bao thế hệ cán bộ, đảng viên học tập, noi theo”.

Ông Nguyễn Đình Nhuệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Phú Vang xúc động: “Không chỉ tôi mà nhiều người rất đau buồn khi biết tin Đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần vào tối 22/4. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đại tướng thật đáng khâm phục. Việc Đại tướng Lê Đức Anh muốn an nghỉ tại khu nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh cùng các đồng đội, đồng chí thân thiết đã từng chia ngọt, sẻ bùi, vào sinh ra tử với mình trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của dân tộc như: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thượng tướng Trần Văn Trà... làm chúng ta càng hiểu hơn con người của Đại tướng là thật gần gũi, giản dị, luôn muốn ở bên đồng chí, đồng đội của mình”.

Cùng với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hôm nay (3/5), Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong tỉnh tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh để ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn, công lao to lớn của Đại tướng – người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế.

Tâm Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ
Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ

Qua thực tế giáo dục con trẻ mới thấm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Dạy con bằng chính tấm gương của bố mẹ là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Những bình dị đẹp đẽ
Những bình dị đẹp đẽ

Cuối tuần vừa rồi trời mưa rả rích, nhưng ở quê chồng có đám giỗ nên tôi vẫn quyết định cùng con trai về quê cho ông bà vui.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp

Sáng 22/11, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Vĩnh Long đã tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (bí danh Sáu Dân) nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (23/11/1922 – 23/11/2022).

Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sáng 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 và thông tin về những kết quả đạt được trong quá trình chỉ đạo, quán triệt Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.