Thứ Tư, 21/12/2016 06:52

Mất niềm tin vào vaccine là tăng nỗi lo tái bùng phát bệnh nguy hiểm

Nghiên cứu toàn cầu công bố ngày 20/6 cho hay, niềm tin vào vaccine - một trong những sản phẩm y tế hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất thế giới được ghi nhận là cao nhất tại các quốc gia thu nhập thấp, song lại thấp hơn tại các nước thu nhập cao.

Đối mặt với dịch sởi, New York cấm miễn trừ tiêm chủng theo tôn giáoNăm ý tưởng thay đổi địa cầuUNICEF khởi động chiến dịch kêu gọi tin tưởng vào vaccineBáo động từ WHO: Số ca mắc sởi tăng gấp 4 lần trong quý I/2019

Mất niềm tin vào vaccine là tăng nguy cơ tái bùng phát các chủng bệnh nguy hiểm. Ảnh: Cyprus Mail

Sự hoài nghi này là nguyên nhân chính khiến nhiều dịch bệnh đang bắt đầu bùng phát trở lại như sởi...

Theo nghiên cứu, trên toàn thế giới, Pháp là quốc gia bày tỏ ít tin tưởng nhất vào sự an toàn và hiệu quả của vaccine. Cụ thể, có đến 1/3 dân số nước này tin rằng vaccine là không an toàn. Thêm vào đó, 3/4 dân số toàn cầu tin tưởng vào các y, bác sĩ hơn bất kỳ ai khi cần nhận tư vấn về tiêm vaccine. Tuy nhiên, sau tất cả, bất chấp hệ thống giáo dục chất lượng và mức thu nhập cao hơn, xét về từng khu vực, chỉ khoảng 72% dân số Bắc Mỹ có đủ niềm tin vào vaccine. Số liệu ghi nhận ở Bắc Âu chỉ đạt 73%, thậm chí chỉ 50% người dân Đông Âu bày tỏ niềm tin đầy đủ vào biện pháp phòng bệnh này. Ngược lại, 95% dân số Nam Á tin tưởng vaccine rất hiệu quả và 92% người dân sinh sống tại khu vực Đông Phi đồng tình với quan điểm này.

Trong bối cảnh hầu hết các bậc phụ huynh đều phải tiêm vaccine cho con cái, mức độ tin tưởng vào vaccine khác nhau tạo nên lỗ hổng nghiêm trọng về y tế đối với một số quốc gia, từ đó tạo nên nguy cơ cao tái bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm.

Các chuyên gia y tế cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, nhờ có vaccine, hơn 3 triệu người trên thế giới được cứu sống mỗi năm. Ngoài ra, có rất nhiều bằng chứng được chứng minh trong suốt hàng chục năm về tác dụng, hiệu quả của phương pháp này.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả miễn dịch tối đa, cần đảm bảo toàn bộ dân số, tức tỷ lệ bao phủ phòng ngừa bệnh tật phải đạt từ 90% - 95%. Đáng lo lắng là việc mất niềm tin vào vaccine đang gây ra tác động lớn, làm giảm mức độ bảo vệ này.

“Trong vòng 1 thế kỷ qua, vaccine đã khiến một số chủng bệnh nguy hiểm, có sức tàn phá sức khỏe khủng khiếp trở thành dĩ vãng. Một điều chắc chắn là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tiêm chủng cho con. Song vẫn còn một bộ phận cha mẹ đang rất thiếu niềm tin vào vaccine”, ông Charlie Weller – Người đứng đầu phụ trách vấn đề tiêm chủng tại Tổ chức sức khỏe từ thiện Wellcome Trust, đồng thời nắm chức đồng dẫn đầu nghiên cứu Wellcome Global Monitor cho hay.

Sự lây lan của bệnh sởi, bao gồm cả các ổ dịch lớn tại Mỹ, Philippines và Ukraine là một trong những ví dụ điển hình nhất cho hậu quả của tình trạng mất niềm tin vào vaccine.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Đặt niềm tin vào U17 Huế
Đặt niềm tin vào U17 Huế

Được đá vòng loại trên sân nhà, U17 Huế không giấu giếm tham vọng kế tục thành tích của đàn anh cách đây một năm - lọt vào chung kết Giải Bóng đá vô địch U17 Quốc gia 2023.