Thứ Tư, 25/01/2017 14:44

Thêm kinh nghiệm thực hiện tiêu chí văn hóa

“Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thừa Thiên Huế” là nội dung hội thảo được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức trong ngày 25/7.

Hương Thủy: Bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Trương Văn BaCơ bản hoàn thành việc lắp đặt đầu thu DVB-T2 cho hộ nghèo, cận nghèoTruyền thông xây dựng nông thôn mới bằng âm nhạcHương Thủy: Hơn 300 ĐVTN chung sức xây dựng nông thôn mới“Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

 Văn hóa phản ánh chân thực đời sống (đua thuyền trên sông Sịa)

Theo GS. TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp hội, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực văn hóa có hai tiêu chí cần đạt đó là: tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa nhằm hướng đến hoàn thiện hệ thống văn hóa thôn, bản; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

Các đại biểu tham gia hội thảo đã chỉ ra nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện tiêu chí văn hóa. Trong đó, nhà văn hóa xã, thôn/ bản là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lồng ghép hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao với việc tổ chức các cuộc tập huấn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động của hệ thống nhà văn hóa xã, thôn/bản vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: thiết chế hoạt động chưa hiệu quả, chỉ sử dụng để hội họp của các chi hội trong thôn, xóm. Thậm chí, một vài nhà văn hóa hóa thôn, bản bỏ không; không hoạt động cũng như không được tu bổ, bảo vệ, giữ gìn khiến nhà văn hóa xuống cấp. Những hủ tục, mê tín dị đoan, lãng phí… vẫn tồn tại; nhất là trong các dịp ma chay…

Hội thảo đã chỉ ra giải pháp thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn; quản lý hoạt động văn hóa; kinh nghiệm tổ chức vận động Nhân dân thực hiện xây dựng tiêu chí văn hóa trong phong trào xây dựng văn hóa tại một số địa phương.

Tin, ảnh: Hoàng Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...