Thứ Ba, 31/01/2017 14:45

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương

Một nhóm các nhà khoa học Australia hôm nay (31/7) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Người Anh quan tâm đến biến đổi khí hậu hơn chủ đề BrexitMỹ: Đảng Dân chủ giới thiệu dự luật áp thuế carbon185 triệu dân Mỹ đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục dịp cuối tuầnĐối mặt với biến đổi khí hậu, ASEAN cần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanhParis – nơi ô tô dần nhường chỗ cho cuộc cách mạng xe hai bánh

Ảnh minh họa: Internet

Báo cáo của Liên minh Y tế toàn cầu Australia (GHAA) cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu có nguy cơ sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương như: làm giảm chỉ số IQ ở trẻ em, suy dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm và tử vong do sốc nhiệt.

Một số bệnh mới sẽ xuất hiện tại Australia như loại virus Nipah gây bệnh cho lợn được phát hiện ở loài dơi ăn quả ở Đông Nam Á có thể gây tử vong cho con người. Nhiệt độ trái đất tăng cũng sẽ dẫn đến giảm hoạt động thể chất và làm tăng tỷ lệ béo phì.

Sức khỏe của người dân nông thôn Australia đặc biệt dễ bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Năng suất nông nghiệp giảm do thời tiết khắc nghiệt sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ trầm cảm, lo lắng, lạm dụng thuốc và tự tử trong cộng đồng này. Đáng chú ý, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy những phụ nữ mang thai phải trải qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán thì con cái của họ sẽ gặp khó khăn về phát triển nhận thức và ngôn ngữ.

Trong báo cáo, các nhà khoa học Australia đã kêu gọi chính phủ nước này ưu tiên sử dụng khoản ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trị giá 2 tỉ đôla Australia (AUD) nằm trong chương trình Bước lên Thái Bình Dương (Pacific step up) cho các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người tại các quốc đảo dễ bị tổn thương trong khu vực.

Các tác giả của báo cáo đã đưa ra kế hoạch 9 điểm nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người bao gồm nhận diện các tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe, cập nhật cách thức chăm sóc sức khỏe người dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện chương trình hành động nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Theo các nhà khoa học,phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe nên là ưu tiên hàng đầu để tránh các tác động không thể kiểm soát được. Việc giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.