Thứ Hai, 06/02/2017 18:57

1/4 dân số thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

Theo Bản đồ rủi ro nước ngầm (Aqueduct) – một công cụ thể hiện rủi ro liên quan đến nguồn nước thông qua các chỉ số thủy văn vừa được Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) công bố ngày 5/8, 17 quốc gia – nơi sinh sống của 1/4 dân số thế giới đang đối mặt với mức độ căng thẳng về nước "cực kỳ cao" và 27 quốc gia khác chịu tình trạng thiếu nước ở mức cao.

WHO: 1/3 dân số thế giới không được sử dụng nước uống an toàn

 Người dân Ấn Độ ltại một giếng nước ở tỉnh Chennai. Ảnh: AFP

Theo WRI, trong 17 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Qatar, Israel, Lebanon, Iran, Jordan, Libya, Kuwait, Ả Rập Saudi, Eritrea, UAE, San Marino, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan, Turkmenistan, Oman và Botswana, "tưới tiêu nông nghiệp, các ngành công nghiệp và đô thị đã rút hơn 80% nguồn cung nước sẵn có trung bình mỗi năm".

Ở một số nơi trên thế giới, việc tiếp cận với nước ngọt được coi là điều hiển nhiên, nhưng thực sự đó là một điều xa xỉ. Nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng khối lượng của thế giới và hơn một nửa trong số đó là băng đá. Trong khi đó, nông nghiệp sử dụng đến 70% những gì thực sự có thể sử dụng được. Ước tính đến năm 2050, hai phần ba dân số thế giới dự kiến ​​sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của người dân.

Phát biểu về vấn đề này, ông Andrew Steer, CEO của WRI cảnh báo rằng "căng thẳng về nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai nói đến. Hậu quả của nó được thể hiện rõ ràng qua tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột, di cư, và gây bất ổn tài chính".

Đáng chú ý, ngay cả các quốc gia có áp lực nước trung bình thấp cũng có thể có các “điểm nóng” nghiêm trọng. Theo báo cáo, trong khi Mỹ xếp hạng 71 trong danh sách thì bang New Mexico của nước này phải đối mặt với căng thẳng về nước ngang với UAE.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Guardian)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.