Thứ Hai, 13/02/2017 11:07

Thu gom rơm bằng máy cuốn rơm

Đó là nội dung hội nghị trình diễn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền ngày 13/8.

Ứng dụng thành công mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạchNghiên cứu chế phẩm sinh học giúp phân hủy phụ phẩm nông nghiệp phù hợpLàm lợi sản xuất, môi trường từ rơm, rạ

 Máy thu gom rơm tăng hiệu quả xửu lý rơm sau thu hoạch

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Thừa Thiên Huế có diện tích gieo cấy hàng năm khoảng 54,5 ngàn ha. Trung bình mỗi ha sau thu hoạch thải ra khoảng 4 tấn rơm khô, ước tính khối lượng rơm thải trên đồng ruộng mỗi năm khoảng 220 ngàn tấn, chưa tính gốc rạ. Phần lớn rơm rạ được người dân đốt ngay trên đồng sau thu hoạch gây tác hại đến môi trường, sức khỏe con người và lãng phí. Hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện hỗ trợ mô hình “thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường”.

Tại Hội thảo trình diễn, các ý kiến thảo luận đều đánh giá cao hiệu quả hoạt động của máy. Với năng suất trung bình 80-100 cuộn rơm/giờ, trọng lượng bình quân 12 kg/cuộn, mỗi ca máy (8 giờ) có thể cuốn rơm trên diện tích 3 - 4 ha.

Máy cuốn rơm có thể cuốn được rơm khô và rơm ướt, nên có thể hoạt động tốt trong cả 2 vụ sản xuất. Rơm sau khi cuộn được sử dụng hiệu quả làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm tránh, không mất nhiều thời gian thu gom vận chuyễn, tránh lãng phí và tác động tiêu cục tới môi trường. Các đại biểu tham dự cũng đề xuất các địa phương tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân trong sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực bảo vệ môi trường

Tin, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình khuyến nông cần nhân rộng
Nhiều mô hình khuyến nông cần nhân rộng

Từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương và quốc gia, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản an toàn, theo hướng hữu cơ, chuyển đổi số.

Sản xuất than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Đó là mục tiêu của dự án (DA) khoa học : "Xây dựng mô hình nông hộ sản xuất than sinh học -TSH (biochar) từ phế phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong canh tác cây trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế" được Sở Khoa học &Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu vào chiều 17/12.

Biến rơm rạ thành phân hữu cơ
Biến rơm rạ thành phân hữu cơ

Chiều 13/1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng nghiệm thu dự án "Ứng dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm để xử lý rơm, rạ ngay sau vụ thu hoạch tại đồng ruộng thành phân bón hữu cơ cho vùng trồng lúa tại Thừa Thiên Huế"

Mục đích cuối cùng là để nhân rộng
Mục đích cuối cùng là để nhân rộng

Suốt nhiều năm theo dõi các mô hình chuyển giao khuyến nông (nông - lâm - ngư), hay các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật (cũng ở lĩnh vực nông nghiệp), hầu như không có hoặc rất ít mô hình nào khi công bố kết quả là thất bại. Nhiều mô hình được báo chí thông tin là hiệu quả hoặc hiệu quả cao, mở ra hướng làm ăn mới.