Thứ Hai, 20/02/2017 15:06

Nhật – Hàn cạnh tranh đầu tư tại thị trường Đông Nam Á

Trong bối cảnh tranh chấp thương mại gia tăng liên quan đến việc hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc, hai nước đã tăng cường nỗ lực để đạt được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

California chào đón các doanh nghiệp đầu tư từ Việt NamĐức, Hungary kỷ niệm 30 sự kiện Picnic toàn ÂuWHO: Dịch sởi bùng phát kỷ lục kể từ năm 2006Bầu cử Mỹ 2020: Ứng cử viên B. Sanders nhận được ủng hộ cao từ sinh viênAnh đấu thầu hợp đồng vận chuyển thuốc men sau Brexit

Thống kê giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam của Hàn Quốc và Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019. Nguồn: The Korean Times

Theo Cơ quan Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản về số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019.

Xếp sau Hong Kong với 5,3 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng giá trị đầu tư FDI đạt 2,7 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á này. Nhật Bản đứng thứ ba với 1,9 tỷ USD. Dữ liệu của KOTRA cho thấy các khoản đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào các ngành sản xuất, bán lẻ và xây dựng.

Trong năm 2017 và 2018, Nhật Bản đã dẫn đầu trong khi Hàn Quốc chỉ đứng thứ hai về FDI tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang có ảnh hưởng tới thị trường ASEAN dựa vào mối quan hệ hợp tác lâu dài của quốc gia này với các nước trong khu vực.

Quốc đảo này cũng là thành viên tích cực của Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương có hiệu lực vào năm 2018.

“Những quan ngại về quy định của Nhật Bản đối với hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đã gia tăng ở Việt Nam, Malaysia và Singapore”, Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết trong báo cáo ngày 14 tháng 8 vừa qua.

Để thúc đẩy “Chính sách phương Nam mới” của mình từ năm 2017, Hàn Quốc dự kiến sẽ tham dự các cuộc họp được tổ chức tại Bangkok vào tháng 9 và tháng 11 giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Vào cuối tháng 11, thành phố Busan sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc-ASEAN lần thứ ba và Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Mekong lần đầu tiên.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Korean Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.