Thứ Năm, 23/02/2017 11:06

“Thừa Thiên Huế” – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Trường đại học Sư phạm Huế phối hợp tổ chức sáng 23/8. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà dự, phát biểu tại hội thảo.

50 năm gìn giữ giấc ngủ cho NgườiTrang trọng Lễ giỗ lần thứ 50 của Chủ tịch Hồ Chí MinhChăm lo đời sống cho người lao động là thực hiện di chúc của BácTập trung tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định, quê hương Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào cùng với các địa phương khác trong cả nước góp phần hun đúc, tạo nên nhân cách con người “Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh”.

Càng vinh dự, tự hào bao nhiêu, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong toàn tỉnh phải không ngừng nỗ lực phấn đấu bấy nhiêu để xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển như lời căn dặn của Bác.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh đã vượt qua những khó khăn, đề ra các giải pháp, tập trung chỉ đạo quyết liệt để tạo được những bước đột phá quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; luôn giữ vững, phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để tạo động lực mới vươn lên.

“50 năm Bác Hồ đi xa. Bên cạnh những nỗ lực cố gắng để đạt được những kết quả quan trọng, chúng ta còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Hội thảo lần này là dịp để chúng ta làm sáng tỏ hơn về những giá trị bản Di chúc của Bác; đồng thời, tự soi rọi bản thân mình, tiếp tục đề xuất những giải pháp, những kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả trong thực hiện Di chúc của Bác trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, vận dụng linh hoạt bản Di chúc của Bác sát hợp với thực tế hơn trong thời gian tới”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà khẳng định.

Trường Quốc Học - nơi mang đậm dấu ấn Bác Hồ ở Thừa Thiên Huế 

Hội thảo nhận được 52 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng viên, cán bộ chuyên môn đến từ các sở, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, các bảo tàng trong và ngoài tỉnh .

Các tham luận tập trung làm rõ, đi sâu phân tích về bối cảnh ra đời, quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, sửa chữa, bổ sung vào bản Di chúc; phân tích những giá trị lý luận và thực tiễn, những nhiệm vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc; những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đạt được qua 50 năm thực hiện Di chúc của Người; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế…

Tin, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.