Thứ Năm, 23/02/2017 21:31

Các hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vực

Reuters ngày 23/8 cho biết, trong chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Úc Scott Morrison tới Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược vào tháng 3 năm ngoái, Việt Nam và Úc đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi nhóm tàu của Trung Quốc đang có hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Mỹ lên án Trung Quốc leo thang gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông'Việt Nam là một nước độc lập, có sự tự chủ mạnh mẽ'

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Úc Scott Morrison tại Hà Nội ngày 23/8/2019. Ảnh: Reuters

Theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi các chuyển động của tàu thuyền, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay lại tiếp tục khảo sát vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) dưới sự hộ tống của ít nhất 7 tàu Trung Quốc khác.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Úc, ông Scott Morrison, ngày 23/8 đã thảo luận về sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Thủ tướng Úc Morrison nói rằng, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nên được duy trì trong khu vực. Các nguyên tắc đó bao gồm “tự do hàng hải, tự do hàng không, để đảm bảo các quốc gia có thể theo đuổi các cơ hội phát triển có trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển của họ, và có thể tiến hành công việc đó theo cách không bị ngăn cấm”, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Cũng về những căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, một thông cáo được đăng tải trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/8 nêu rõ, Mỹ “lo ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc đang tiếp tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam trong vùng nước do Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 quay lại vi phạm chủ quyền của Việt Nam vào ngày 13/8 là "một hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh, trong các nỗ lực đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác trong vấn đề phát triển tài nguyên ở Biển Đông".

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nêu rõ:  “Các hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vực, gây tổn thất kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á bằng cách ngăn chặn quyền tiếp cận của họ vào nguồn tài nguyên hydrocarbon chưa được khai thác ước tính trị giá 2,5 nghìn tỷ USD, và chứng tỏ Trung Quốc coi thường quyền của các quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế trong EEZ của họ, theo Công ước LHQ về Luật biển 1982 mà Trung Quốc phê chuẩn năm 1996.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters & State.gov)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.