Thứ Ba, 28/02/2017 07:41

"Sức khỏe" kinh tế Anh yếu nhất kể từ tháng 9/2012

Thước đo sức khỏe kinh tế Anh cho thấy kinh tế nước này trong tháng 8/2019 giảm xuống mức sâu nhất trong vòng 7 năm qua, kéo theo sự bi quan sâu sắc đối với các công ty dịch vụ, nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng.

Hàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do với AnhNgân hàng Thế giới: Khủng hoảng chất lượng nước đe dọa sức khoẻ con người và tiềm năng kinh tếNền kinh tế nhiều bất ổn đón chờ tân Thủ tướng Anh Boris JohnsonAnh khởi động chiến lược tài chính xanh để đối phó với biến đổi khí hậuTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuAnh: Hoạt động của khu vực tư nhân chững lại do Brexit và thời tiết xấu

Sức khỏe kinh tế Anh yếu nhất kể từ tháng 9/2012. Ảnh minh họa: The Business Times

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/8 công bố Chỉ số niềm tin kinh doanh (ESI) cho thấy chỉ số của Anh trong tháng này chỉ đứng ở mức 92,5, thấp hơn so với mức 94,3 của tháng 7. Đây là số liệu ghi nhận thấp nhất kể từ tháng 9/2012.

Cụ thể, các nhà sản xuất của Anh, chiếm khoảng 10% nền kinh tế cả nước đang đối mặt với việc Brexit không thỏa thuận có thể sẽ gây tổn thương cho chuỗi cung ứng, thêm vào đó lại bị tác động bởi nền kinh tế toàn cầu chậm lại.

Cùng với đó, cho đến gần đây, người tiêu dùng đã nhìn thấy tác động của Brexit lên đời sống, với tiền lương tăng lên nhanh nhất trong hơn 1 thập kỷ và lạm phát thấp. Điều này góp phần hỗ trợ tăng trưởng tại thời điểm nhiều công ty cắt giảm đầu tư do sự không chắc chắn của Brexit. Tuy nhiên, cùng lúc nó cũng khiến nền kinh tế Anh trở nên phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.

Gabriel Gabriella Dickens, chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn Capital econom nhận định, cuộc khảo sát về niềm tin doanh nghiệp và niềm tin người tiêu dùng Anh làm tăng mối lo ngại rằng lĩnh vực tiêu dùng có thể sớm chịu khuất phục trước sự bất ổn đã xảy ra trong lĩnh vực sản xuất.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.