Chủ Nhật, 05/03/2017 15:04

Giáo hoàng thăm chính thức châu Phi, ưu tiên bàn về biến đổi khí hậu

Giáo hoàng Francis sẽ thăm 3 quốc gia châu Phi dễ bị tổn thương bởi hiện tượng lốc xoáy trong tuần này, bao gồm Mozambique, Madagascar và Mauritaus. Biến đổi khí hậu, tham nhũng và nghèo đói sẽ là những nội dung trong chương trình nghị sự của Giáo hoàng với lãnh đạo các quốc gia này.

Giáo hoàng Francis đến thăm Ai Cập mang theo thông điệp hòa bìnhGiáo hoàng gửi lời chúc Tết âm lịch tới người dân châu Á

Đức Giáo hoàng Francis vẫy chào các giáo dân tại sân bay Maputo, Mozambique. Ảnh: Reuters.

Đức Giáo hoàng Francis đã hạ cánh xuống Mozambique vào tối thứ Tư, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đến ba quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Quản lý môi trường, nghèo đói và tham nhũng sẽ là những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của giáo hoàng cho chuyến công du lần này.

Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi, các quan chức cấp cao, đại diện nhà thờ và rất đông giáo dân đã chào đón người đứng đầu Giáo hội Công giáo tại sân bay Maputo. Khi rời khỏi sân bay, giáo hoàng đã nói rằng ông hy vọng chuyến đi sẽ mang lại “thành quả tốt”.

Sau hai ngày thăm Mozambique, với các cuộc hội đàm về hòa bình với các nhà lãnh đạo Mozambique, giáo hoàng sẽ đến thăm Madagascar và Mauritius.

Giáo hoàng đã đặt vấn đề quản lý môi trường và nhấn mạnh các mối đe dọa và nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu là những vấn đề quan trọng trong nhiệm kỳ giáo hoàng của Ngài.

Một phần của Mozambique đã bị tàn phá bởi cơn lốc xoáy Idai và Kenneth vào đầu năm nay. Điểm dừng chân tiếp theo của Giáo hoàng Francis là Madagascar – quốc gia phải hứng chịu trung bình ba cơn bão mỗi năm, xói lở đất và nạn phá rừng; trong khi Mauritius lại đang lo đối phó với các cơn lốc xoáy và mực nước biển dâng cao.

Đức Francis đã công bố một diễn văn về vấn đề biến đổi khí hậu vào năm 2015 và đầu mùa hè năm nay, Ngài cho biết Giáo hội “hoàn toàn cam kết thực hiện bổn phận của mình” để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, Giáo hoàng Francis cũng đã gặp nhà hoạt động khí hậu tuổi teen của Thụy Điển - Greta Thunberg, để khuyến khích những hoạt động về khí hậu của cô.

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.