Thứ Hai, 13/03/2017 15:14

Khống chế sốt xuất huyết đang tăng cao

Đó là thông điệp của ngành y tế mong muốn cộng đồng xã hội quan tâm khi sốt xuất huyết (SXH) đang có nguy cơ tăng cao.

Sốt xuất huyết lan rộng ở châu ÁKhông chủ quan bệnh dịch mùa tựu trường148 trường hợp tại Phú Vang mắc sốt xuất huyết

Ra quân phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở thị trấn Khe Tre

Tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước

Gần 10 năm nay chưa có thời điểm nào ở huyện miền núi Nam Đông SXH lại xảy ra và có xu hướng gia tăng như hiện nay. Từ tháng 7 đến nay, ở địa phương này xảy ra 87 trường hợp SXH; trong đó, có 62 trường hợp tập trung ở thị trấn Khe Tre. Hiện, thị trấn Khe Tre rất quan ngại về SXH vì số người mắc vẫn xuất hiện và hơn 10 trường hợp đang điều trị tại BV huyện Nam Đông.

Bác sĩ Phạm Ngọc Mai, phụ trách Trạm Y tế (TYT) thị trấn Khe Tre cho biết, ngay từ những trường hợp mắc SXH đầu tiên, cán bộ TYT phối hợp ban, ngành địa phương mở các chiến dịch truyền thông giúp người dân nâng cao kiến thức phòng ngừa và khoanh vùng, phun hóa chất nhằm tránh lây lan. Trước diễn biến SXH có xu hướng gia tăng, mới đây huyện Nam Đông kêu gọi các ban, ngành tăng cường hỗ trợ thị trấn Khe Tre tuyên truyền, huy động toàn dân vệ sinh môi trường, giám sát, xử lý, thau vét loăng quăng/bọ gậy để khống chế SXH lây lan.

Tại Phú Lộc, nhiều người dân lo lắng đang trở thành điểm nóng về SXH. Tính đến ngày 9/9, Phú Lộc ghi nhận 212 trường hợp, cao nhất tỉnh; trong đó, xã Lộc Bổn có 57 trường hợp; Lộc Sơn 29 trường hợp và thị trấn Phú Lộc 25 trường hợp. Phần lớn các trường hợp này đều mang bệnh từ Lào về, do đó các ban ngành chức năng địa phương đang tăng cường tuyên truyền đến các khu dân cư nhằm thông tin đầy đủ về bệnh SXH cũng như giải pháp phòng, ngừa.

Riêng huyện Phú Vang là địa bàn hàng năm thường xảy ra SXH nhưng không tăng cao như gần đây. Theo bác sĩ Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Vang, từ thời điểm đầu năm dù SXH xuất hiện rải rác nhưng cao điểm là từ tháng 6 đến nay, các vùng thấp trũng, ven biển, đầm phá, vạn đò có xu hướng tăng cao. Hiện, ngành y tế địa phương xác định được các khu vực địa bàn có nguy cơ cao về SXH để tuyên truyền giúp người dân phòng ngừa.

Bác sĩ Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh Lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xuất hiện gần 848 trường hợp mắc SXH, không có tử vong; trong đó, hơn 50% số ca mắc tập trung vào thời gian gần đây. Đây là con số khá cao từ trước đến nay và nếu so với 9 tháng đầu năm 2018 đã tăng hơn gấp 5 lần.

Thau vét loăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình ở huyện Nam Đông

Không để sốt xuất huyết bùng phát

Bác sĩ Hồ Thư, Giám đốc TTYT huyện Nam Đông cho hay, SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Với thời tiết mưa nắng thất thường như những ngày đầu tháng 9 này là nguy cơ gia tăng SXH hiện nay cũng như thời gian đến. Nam Đông không chủ quan với SXH, nhất là khâu tuyên truyền cho người dân. Riêng với ngành y tế, khi nhận thông tin từ cơ sở đã tăng cường giám sát từng ca bệnh, xử lý triệt để, không để thành dịch... Các trường hợp có triệu chứng, như sốt, nhức mỏi, chán ăn... khi đến BV huyện Nam Đông được xét nghiệm, theo dõi, điều trị đúng phác đồ của Bộ Y tế không để bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo bác sĩ Phan Đăng Tâm, Phó Giám đốc CDC tỉnh, khác với những năm trước, thời điểm tháng này 9 này SXH có xu hướng gia tăng và phần nhiều là do ngoại lai. Thế nhưng, những trường hợp ngoại lai đang điều trị địa phương có nguy cơ phát sinh nhiều ca bệnh nội tại, nếu không phòng ngừa kiểm soát tốt.

Hiện nay, SXH vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Để khống chế SXH đang có xu hướng gia tăng là phải chủ động phòng ngừa. Khi phát hiện ca bệnh phải tiến hành giám sát, khoanh vùng phun hóa chất diệt muỗi chủ động; đồng thời đẩy mạnh truyền thông để người dân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường sinh hoạt ở cộng đồng dân cư, tuyệt đối không sử dụng các vật dụng chứa nước lu vại, chậu cây khiểng nơi ẩm thấp khu vực quanh nhà, vườn tược....

"Với phương châm không có loăng quăng/bọ gậy là không có SXH, vì thế, việc diệt bọ gậy/loăng quăng cần sự chung tay của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương và cộng đồng xã hội, chứ không riêng ngành y tế". Bác sĩ Phan Đăng Tâm nói.

Bài, ảnh: Minh Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Số ca mắc sốt xuất huyết giảm
Số ca mắc sốt xuất huyết giảm

Bộ Y tế vừa cho hay, cùng với đà giảm chung số ca mắc mới sốt xuất huyết (SXH) trên cả nước, tại miền Bắc, các ca mắc SXH thời điểm này đã giảm rõ rệt (giảm 51% so với tuần trước đó). Đến nay, tổng số ca mắc SXH của các tỉnh khu vực phía Bắc là hơn 34.000 ca, ghi nhận chủ yếu tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Nam Định...

Trung bình mỗi ngày có 13-14 ca sốt xuất huyết
Trung bình mỗi ngày có 13-14 ca sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 5/12, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 1.500 ca sốt xuất huyết (SXH), trong đó có gần 120 ca ngoại lai và 1 ca tử vong.