Thứ Bảy, 29/04/2017 11:20

Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện xuất nhập cảnh cho người nước ngoài

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là một trong những dự án Luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Luật cần quy định rõ ràng, minh bạch, tránh tiêu cực trong việc cấp hộ chiếuBộ Công an đề xuất nới thời hạn sử dụng với hộ chiếu gắn chipHướng dẫn một số thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh

Việc xây dựng dự án Luật xuất phát từ các yêu cầu của việc luật hóa chính sách cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, đồng thời kịp thời điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh và bảo đảm sự đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan mới được ban hành, cũng như tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia. Việc sửa đổi, bổ sung Luật còn nhằm thể chế hóa chủ trương đối ngoại của Đảng; để bảo đảm phù hợp với các Hiệp định thương mại đã được ký kết, gia nhập trong thời gian qua, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, chiều 28/10/2019. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Trên cơ sở ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) theo quy trình một kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát kỹ dự thảo Luật để phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập trong thời gian qua, đồng thời, lưu ý một số vấn đề cần tiếp tục giải trình, làm rõ, như: Về quy định các trường hợp được chuyển đổi mục đích của thị thực, trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển; về việc bổ sung điều kiện để quyết định đơn phương miễn thị thực làm thu hẹp diện các nước được đơn phương miễn thị thực; về bổ sung các quy định về thị thực điện tử bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, thống nhất, tránh quy định trùng hoặc bỏ trống nội dung về thị thực điện tử…

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 16/6/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Sau hơn 4 năm triển khai, Luật đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất nhập cảnh; đáp ứng yêu cầu cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng đã phát sinh một số vấn đề trong thực tế chưa được điều chỉnh trong Luật; một số quy định của Luật chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan mới được ban hành nên cần phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Dự thảo Luật sửa đổi 18 Điều, bổ sung 3 Điều của Luật số 47. Đáng chú ý là các nội dung: luật hóa việc cấp thị thực điện tử và việc áp dụng giao dịch điện tử trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày; quy định cấp thị thực theo danh sách đối với khách du lịch tàu biển và thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu thuyền neo đậu; sửa đổi quy định về ký hiệu, thời hạn của thị thực, thẻ tạm trú cấp cho nhà đầu tư nước ngoài theo hướng nâng thời hạn tối đa của thẻ tạm trú lên 10 năm để khuyến khích nhà đầu tư chiến lược hoặc đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn được ưu tiên và phân loại các nhà đầu tư theo 4 mức khác nhau để cấp thị thực, thẻ tạm trú có thời hạn và ký hiệu phù hợp...

Dự thảo cũng giao Chính phủ quy định: Việc người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cấp chứng nhận tạm trú qua Cổng kiểm soát tự động; người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế ven biển có nhu cầu đến các địa điểm khác của Việt Nam và cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam.

Trước khi Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra, trong Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội tán thành về việc cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về xuất nhập cảnh, khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và bổ sung điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn quản lý người nước ngoài tại Việt Nam; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm sự thuận lợi, thông thoáng về thủ tục, chặt chẽ về mặt quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi, bổ sung sẽ giúp thể chế hóa chủ trương đối ngoại của Đảng, đảm bảo phù hợp với các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập trong thời gian qua, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

Về hồ sơ của dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng - An ninh đánh giá rằng hồ sơ dự án Luật bảo đảm các loại tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ xuất cảnh cho các học viên HueIC- Sakico sang Nhật Bản làm việc
Lễ xuất cảnh cho các học viên HueIC- Sakico sang Nhật Bản làm việc

Chiều 23/5, Trung tâm Du học và Việc làm ngoài nước (HueIC- Sakico)- thuộc Trường cao đẳng Công nghiệp Huế hợp tác với Công ty CP Hợp tác quốc tế Sao Kim tổ chức lễ xuất cảnh đầu tiên trong năm 2022 cho 8 học viên là người lao động trên địa bàn tỉnh dưới sự chứng kiến của đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các học viên đang tham gia đào tạo tại trung tâm.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus.

Một chuyến “quá cảnh”
Một chuyến “quá cảnh”

Chọn coffee Starbucks, dù chẳng hợp khẩu vị. Đơn giản chỉ vì có một chỗ ngồi đợi đến giờ lên máy bay. Có thêm một bánh mì sandwich đính kèm để có giá nhẹ hơn cho combo 79.000 đồng/suất.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người có nhu cầu xuất cảnh
Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người có nhu cầu xuất cảnh

Ngày 11/9, Bộ Y tế có công văn khẩn số 4847/BYT-DP gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh.