Thứ Ba, 06/06/2017 11:41

Hội thảo khoa học quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh

Sáng 6/12, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế phối hợp cùng 9 trường ĐH, học viện trong toàn quốc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối kinh tế và kinh doanh (ICYREB 2019).

Phong tặng chức danh Giáo sư danh dự cho Giáo sư Damien RocheDự án của sinh viên Trường đại học Kinh tế đạt giải Nhất cuộc thi Dynamic“Hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu về Quản trị kinh doanh”

Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với các đơn vị đồng tổ chức

Hội thảo thu hút nhiều nhà khoa học trong nước cùng các đại biểu, chuyên gia quốc tế. Ngoài phiên toàn thể, hội thảo còn có 7 phiên chuyên đề về tài chính - kế toán, kinh tế - quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng…

Các đại biểu trình bày, thảo luận nhiều vấn đề: Tác động của hoạt động phát hành đầu tiên ra công chúng lên giá của các cổ phiếu hiện hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sơ cấp; Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam; Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ: Trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế…

Theo PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, hội thảo thu hút sự quan tâm, tham gia viết bài của gần 150 nhà khoa học trẻ đến từ nhiều trường trong cả nước và có 110 bài viết được chọn đăng kỷ yếu hội thảo. Lĩnh vực nghiên cứu các bài viết rất đa dạng, có tính mới, bàn sâu về các chủ đề kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; rủi ro lãi suất; đầu tư nước ngoài; đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.