Thứ Sáu, 09/06/2017 14:53

Các trường chủ động chọn sách giáo khoa lớp 1

Các trường được quyền chủ động chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sẽ sát với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Thầy cô giáo sẽ thoải mái hơn trong quá trình giảng dạy khi được lựa chọn tài liệu phù hợp.

Chủ động trong chọn sách giáo khoa mớiLo lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa mớiChiều nay, công bố sách giáo khoa lớp 1 mới

Tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Ảnh minh họa)

Sẵn sàng tiếp cận chương trình mới

Năm học 2020 -2021, toàn tỉnh sẽ có trên 19.730 em vào lớp 1, ở 216 trường tiểu học. Thế nên, phụ huynh nôn nóng muốn biết SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học trò lớp 1 như thế nào? Tâm lý số đông vẫn âu lo, liệu chương trình có nặng tính hàn lâm khi thông tin học ngày 2 buổi/ngày. Chị Nguyễn Thị Thủy, có con chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2020-2021, cho hay: “Tôi vẫn muốn tiếp cận sớm bộ sách giáo khoa lớp 1, muốn con tập làm quen trước vì sợ cháu bỡ ngỡ khi năm đầu tiên thay đổi chương trình”.

Không đợi “nước đến chân mới nhảy”, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian qua. “Giáo viên đã thực hiện các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, qua cách triển khai mô hình trường học hạnh phúc; các hoạt động ngoại khóa và phương pháp dạy học đổi mới trong kiểm tra, đánh giá năng lực người học. Đây là những hướng tiếp cận rất sát với chương trình giáo dục phổ thông 2018”- ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết.

Các trường hoàn toàn chủ động với chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều trường đã chuẩn bị tâm thế khi chọn những giáo viên có trình độ, kinh nghiệm để chuẩn bị tham gia các lớp tập huấn. Toàn tỉnh có trên 5.000 giáo viên tiểu học thì có đến trên 98% có trình độ trên chuẩn. Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh cho biết, giáo viên được chọn dạy lớp 1 theo chương trình đổi mới đã có sự chuẩn bị nên chắc chắn sẽ không bỡ ngỡ. Phòng học, thiết bị công nghệ phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã sẵn sàng.

Giao quyền chọn sách về các trường

Cuối tháng 11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 32 cuốn SGK cho 8 môn học lớp 1. So với chương trình cũ thì số môn học vẫn ít hơn do thực hiện chủ trương tích hợp. Dư luận ủng hộ cao khi lần đầu tiên có nhiều bộ SGK lớp 1 được trưng cầu ý kiến mà quyền quyết định lại giao cho mỗi địa phương. Trước mắt, các trường tổ chức cho giáo viên lựa chọn bộ sách phù hợp. Sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chọn lại bộ sách được nhiều trường đồng thuận để tham mưu cho UBND tỉnh chọn lựa. Với cách làm này, sẽ hạn chế thấp nhất tính độc quyền khi có nhiều bộ SGK từ nhiều nhóm tác giả và nhiều nhà xuất bản. Tất nhiên, việc chọn sách trong những năm sau năm học 2020-2021 sẽ phải tuân thủ nguyên tắc kế thừa và chuyển tiếp, chứ không thay đổi đột ngột.

Theo ông Phan Văn Hải, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường lựa chọn SGK phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không nhất thiết phải chọn nguyên cả bộ mà có thể chọn từng môn học. Các trường sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn gồm ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đứng lớp và đại diện cha mẹ học sinh. Sau đó, sẽ có hội đồng thẩm định cấp tỉnh với đủ thành phần, trong đó, có những giáo viên đã và đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy, có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, am hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Chọn được một bộ sách phù hợp nhất với vùng miền là tiêu chí mà ngành giáo dục Thừa Thiên Huế đặt ra.

Nhiều giáo viên cho rằng, khó chọn lựa khi SGK sẽ “na ná” nhau. Thực tế mỗi SGK đều thể hiện được nội dung theo cấu trúc khung đã quy định trong chương trình. Cô giáo Nguyễn Thị Liên, cựu giáo chức ở phường Trường An (TP. Huế), cho rằng: Trước đây, SGK tiếp cận theo nội dung và chuẩn kiến thức kỹ năng. Bây giờ, chương trình có sự thay đổi lớn, tiếp cận theo hướng hình thành phẩm chất và phát triển năng lực, chứ không phải học thuộc lòng kiến thức. Theo tôi, SGK bây giờ không phải là pháp lệnh mà chỉ là một dạng tài liệu tham khảo.

Khi tiếp cận với chương trình tổng thể, người tham gia thực hiện rất thuận lợi vì hướng đến học sinh, các em được thực hành nhiều, tham gia nhiều hoạt động nhóm phát triển năng lực cho các em. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn khi thiết bị dạy học, cơ sở vật chất ở nhiều trường chưa phù hợp với một số chương trình. Thế nên, ngoài chọn sách, phương pháp dạy học của giáo viên cần thay đổi. Trong đó, giảng dạy không chỉ là truyền thụ kiến thức mà phải tổ chức nhiều tình huống giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động
Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động

Trước bối cảnh già hóa dân số không ngừng tăng nhanh tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn nghỉ hưu sớm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt là khía cạnh tài chính và đảm bảo an ninh thu nhập để có được tuổi già độc lập như mong đợi.

Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân
Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai bơm tiêu đón nước và mở các cống lớn để giảm mực nước trên các sông bảo vệ lúa đông xuân.

Tiêu úng “cứu” lúa
Tiêu úng “cứu” lúa

Tổng lượng mưa từ ngày 27 đến sáng 28/1 vùng đồng bằng phổ biến 30 - 60mm, một số nơi cao hơn như Tư Hiền, Lăng Cô (Phú Lộc) từ 91mm đến 116mm, đã làm hàng nghìn ha lúa đông xuân tiếp tục bị ngập úng. Các địa phương đang huy động máy móc, nhân lực tiêu úng bảo vệ đồng ruộng.

Chủ động nguồn nhân lực
Chủ động nguồn nhân lực

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023...